CÂY GIỐNG CHUỐI TIÊU HỒNG
I. GIỚI THIỆU VỀ CÂY CHUỐI TIÊU HỒNG
Cây chuối tiêu hồng họ nhà chuối già nam mĩ, là giống cây ăn quả đặc sản của nước ta có giá trị kinh tế rất cao.
Đặc biệt, loại chuối này được nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô cho quả đồng đều, ít các vết bệnh, thu hoạch tập trung, năng suất cao hơn từ 10-20 % so với trồng bằng chồi
Chuối tiêu hồng thuộc nhóm phụ chuối tiêu vừa. Thân giả màu hồng đỏ, có những mảng đen nâu lớn liên tục. Lá đứng, đầu lá uốn cong, gân chính màu trắng sáng ở gốc có nhiều phấn trắng, đuôi gân lá ít phấn.
Buồng quả hình trụ có 9 nải, 168 quả. Khối lượng buồng 20,4 kg. Kích thước quả: dài 18,3 cm, đường kính 3,9 cm. Năng suất 45-50 tấn/ha.
II. YÊU CẦU VỀ ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU.
Đất đai: tốt nhất là trồng chuối trên đất phù sa có tầng mặt dày, tơi xốp, nhiều mùn, giàu dinh dưỡng, giữ ẩm và thoát nước tốt. Đất có tầng canh tác mỏng, nhiều cát, nghèo chất hữu cơ hoặc nhiễm mặn cây chuối sinh trưởng kém hơn cho dù bón phân và tưới nước nhiều hơn. Đất trồng chuối nên có lớp đất mặt dày quá 0.75 m để rễ phát triển. Cây có thể chịu được độ pH đất trong khoảng từ 5.0-7.0. Nếu đất chua quá hoặc kiềm quá sẽ ảnh hưởng đến chất lượng quả, không ngọt và không thơm.
Khí hậu: Cây sinh trưởng tốt nhất ở những nơi ấm và ẩm, với sự phân bố đều về lượng mưa trong năm. Để cây chuối sinh trưởng thuận lợi, lượng mưa hàng tháng cần phân bổ đều và khoảng 200-220 mm/tháng. Nhiệt độ lý tưởng từ 15-35oC. Tránh trồng chuối ở những nơi hay xảy ra ngập lụt
Dinh dưỡng
Đạm: Có trong các bộ phận của cây chuối nhất là bộ phận non. Đạm ảnh hưởng đến việc phân hoá mầm hoa nhất là việc hình thành hoa cái. Thiếu đạm lá chuối mỏng, tốc độ ra lá chậm, nải ít quả, buồng ít nải. Nếu bón đủ đạm cây ra hoa sớm hơn từ 1-2 tháng, năng suất tăng từ 5-20%. Bón nhiều đạm lá dày, xanh đậm, quả nhiều nước, nhạt, cây chuối dễ nhiễm bệnh.
Kali: Chứa nhiều trong thân giả, thân ngầm, vỏ quả và nhiều nhất ở các đỉnh sinh trưởng. Kali có ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng và phẩm chất quả chuối.
+ Thiếu kali: cây gầy yếu đẽ đổ, dễ nhiễm bệnh, ở mép lá bị khô như cháy.
+ Đủ kali: quả to, phẩm chất ngon, thơm, chống bệnh tốt
+ Thừa kali: Làm cho quả chóng chín, khó bảo quản.
- Lân: Ảnh hưởng không rõ bằng đạm và kali, nhưng bón đủ lân lá sẽ cứng, chống được nấm bệnh, lân giúp cho sự phát triển của rễ.
- Can xi: Nếu thiếu can xi lá bị đốm vàng, kém xanh, phiến lá nhỏ, sức chống bệnh kém.
III. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC
3.1. Thời vụ và mật độ trồng cây.
Vụ Thu: Tháng 8, 9, 10 - Vụ xuân: tháng 2, 3 Sau khi trồng cần ủ rác cho các cây và tưới giữ ẩm để cây mau bén rễ
Mật độ trồng khác nhau tùy thuộc vào đất đai, điều kiện khí hậu, giống, phương thức trồng, trình độ thâm canh, khả năng lao động và chu kỳ kinh doanh của vườn.
+ Với điều kiện ở đồng bằng, mật độ trồng thích hợp là: 1,8 x 1,8m tương đương 3.500 cây/ha.
3.2. Làm đất và đào hố trồng cây
Đất trồng được cày sâu không lật 40 – 50 cm, bừa và làm sạch cỏ dại, có thể tiến hành trồng cây cải tạo và phục hồi dinh dưỡng cho đất bằng cây phân xanh cũng như các cây giữ ẩm, chống xói mòn.
Đào hố trồng: Trước khi trồng 1 tháng tiến hành đào hố, hố trồng có kích thước: rộng 40 cm, dài 40 cm, sâu 30 – 40 cm.
Sau khi đào hố tiến hành bón lót cho cây với lượng phân cho mỗi hố như sau: 5 – 10 kg Phân chuồng + 0,2 kg Super lân + 0,1 kg Kali. Phân được trộn đều với lớp đất mặt sau đó lấp hố lại sao cho mặt hố sâu hơn mặt đất 5 – 10 cm.
3.3. Tưới nước.
Thời gian hạn, ít mưa cần phải tưới. Đặc biệt chú ý giai đoạn khi cây phân hóa hoa (sau trồng 8-10 tháng) đến khi quả lớn đẫy.
Theo tính toán tưới 1ha từ 30-63m3/ha/ngày (tùy thuộc vào điều kiện cụ thể để đảm bảo 80% sức giữ ẩm của đất trồng).
3.4. Bón phân.
Bón thúc:
- Lượng bón cho 1 cây: 520 g đạm urê (240 g N) + 960 g kaliclorua (480 g K2O).
- Cách bón: Xới rãnh nông theo vòng tròn cách gốc 30-50 cm, rải phân, lấp đất và tưới giữ ẩm. Sau khi mưa, có thể rải đều xung quanh gốc.
Lần 1: Sau trồng 10 ngày: 5 % đạm urê + 5% kaliclorua
Lần 2: Sau trồng 1 tháng: 5 % đạm urê + 5% kaliclorua
Lần 3: Sau trồng 2 tháng: 10% đạm urê + 10% kaliclorua
Lần 4: Sau trồng 3 tháng: 20% đạm urê + 20 % kaliclorua
Lần 5: Sau trồng 5 tháng: 20% đạm urê + 20 % kaliclorua
Lần 6: Sau trồng 7 tháng: 20% đạm urê + 20 % kaliclorua
Lần 7: Sau trồng 9 tháng: 20% đạm urê + 20 % kaliclorua.
3.5. Một số sâu bệnh hại quả
Sâu đục thân, sâu gặm vỏ quả, thán thư, chùn ngọn BBTV. Cần chú ý thăm vườn thường xuyên để phát hiện sâu bệnh kịp thời để xử lý, tránh lây lan.
3.6. Thu hoạch quả
Những căn cứ để xác định điểm thu hoạch quả là:
- Căn cứ vào hình thái quả như màu sắc, hình dạng quả và núm quả.
- Căn cứ vào chỉ số quả: giữa trọng lượng quả (g) và chiều dài quả (cm).
- Căn cứ vào độ nhớt hoặc độ chắc của thịt quả qua các máy đo chuyên dụng.
- Căn cứ vào thời gian ra hoa đến thu hoạch: 2,5 - 3 tháng.
- Thời điểm thu hoạch còn phụ thuộc vào thị trường tiêu thụ, khoảng cách từ nơi trồng đến nơi tiêu thụ.
3.7. Đặc điểm cây giống
Cây được nhân giống chủ yếu bằng phương pháp nuôi cây mô với hệ số nhân giống cao nhưng cây con vẫn giữ nguyên được những phẩm chất của cây mẹ.
Chiều cao cây giống 10-15cm, đảm bảo khỏe mạnh, sạch bệnh, đủ tiêu chuẩn để xuất vườn.
Thời gian từ trồng đến thu hoạch 10-11 tháng.
3.8. Địa điểm mua cây Uy tín, chất lượng
Để mua được cây giống uy tín, chất lượng. Qúy khách vui lòng liên hệ:
Công ty TNHH Phát triển giống cây trồng và Hạ tầng cảnh quan Hà Hùng -Thôn Đào Xuyên, xã Đa tốn, huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội.
ĐT: 0975.38.38.36 – 08.33.38.38.36
Bên công ty chúng tôi có đầy đủ các chủng loại giống cây các loại như: Cây giống ăn quả, cây Nhập khẩu, cây lâm nghiệp, cây công trình, hoa cây cây, vật tư nông nghiệp chất lượng cao,…
Công ty chúng tôi luôn bảo hành về chất lượng giống cho quý khách, cam kết chuẩn giống đến khi cây ra hoa, đậu quả và thu hoạch. Xuất hóa đơn GTGT cho quý khách có nhu cầu,…