CÂY GIỐNG ĐINH LĂNG LÁ NẾP

Viết đánh giá
Trạng thái: Còn hàng
7.000₫ Giá gốc: 10.000₫ (-30%)
CÂY GIỐNG ĐINH LĂNG LÁ NẾP I. GIỚI THIỆU VỀ CÂY ĐINH LĂNG  LÁ NẾP Là cây dược liệu quý của nền y học cổ truyền Việt Nam, có thể kết hợp với nhiều vị thuốc khác nhau, chữa được nhiều loại...

CÂY GIỐNG ĐINH LĂNG LÁ NẾP

I. GIỚI THIỆU VỀ CÂY ĐINH LĂNG  LÁ NẾP

Là cây dược liệu quý của nền y học cổ truyền Việt Nam, có thể kết hợp với nhiều vị thuốc khác nhau, chữa được nhiều loại bệnh khác nhau. Bên cạnh đó cây cũng có giá trị kinh tết cao khi đạt được 20 năm tuổi trở lên.

Cây đinh lăng là cây thân bụi, chiều cao trung bình từ 1 – 2,5m, vỏ cây có màu nâu xám, sần sùi, không có gai, thường có những vết sẹo lồi to do lá rụng. 

Lá đinh lăng được chia thành 2 dạng mọc so le với nhau: lá kép và lá chét. Lá kép lông chim được xẻ 2- 3 lần, phiến lá kép có thùy sâu và mép răng cưa không đều. Còn lá chét đinh lăng có răng cưa nhọn, nhưng chia thùy nhọn không đều, mặt trên của lá có màu xanh đậm hơn mặt dưới. Cuống lá dài, có hình tròn và có màu xanh đậm, đáy cuống phình to thành bẹ lá. Hoa đinh lăng là loài hoa lưỡng tính, thường mọc thành chùm và mọc ở đầu cành, mỗi cụm hoa là 1 khối hình chùy ngắn, kích thước của hoa khá nhỏ. 

Quả thuộc dạng quả có hạch, hình bầu dục, có màu trắng bạc dài chỉ từ 0,4 – 0,7cm.  Trên đỉnh thường vẫn còn sót lại vòi nhụy.

II. YÊU CẦU ĐIỀU KIỆN SINH THÁI

Đinh lăng thích hợp trồng ở những nơi có khí hậu nhiệt đới 2 mùa rõ rệt, và thường phân bố chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc. Là loài cây trồng lâu năm, rất hảo độ ẩm, có khả năng chịu được hạn hán cao, nhưng không thể chịu được ngập úng.

Cây có thể trồng được ở nhiều chân đất nhưng tốt nhất là trên đất pha cát, tơi xốp, thoát nước tốt

III. CÔNG DỤNG CỦA CÂY ĐINH LĂNG

3.1. Cây đinh lăng đối với sức khỏe

Đinh lăng có tác rất tốt đối hệ tiêu hóa, giúp chữa trị các bệnh như đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy,… Củ và cành của đinh lăng được sử dụng như phương pháp để làm sạch nướu và răng, hỗ trợ đẩy lùi tình trạng lở loét miệng.

Đối với những người bị suy nhược cơ thể, thường dùng lá để nấu lấy nước uống, nước lá đinh lăng như một loại thuốc bổ giúp cơ thể hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng, giảm mệt mỏi cho cơ thể. Đinh lăng có tác dụng gần giống như nhân sâm, nên rất có lời cho người dùng đặc biệt là phụ nữ sau sinh rất cần được bồi bổ

3.2. Lợi ích kinh tế của cây đinh lăng

Đinh lăng có tác dụng như nhân sâm, vì vậy được sử dụng nhiều trong cuộc sống, và có thể sử dụng được toàn bộ cả cây nên giúp người nông dân thu được lợi nhuận kinh tế khá cao. Theo một thống kê cho thấy cứ 1ha thì sẽ trồng được khoảng 2500 – 3000 cây, nếu trừ các chi phí phân bón hằng năm, cứ 3 năm người trồng vườn sẽ thu về lợi nhuận lơi tới hơn 1 tỷ.

IV. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY ĐINH LĂNG

4.1. Thời vụ và mật độ trồng cây

Cây Đinh lăng là loại cây dễ trồng, thích nghi với nhiều điều kiệu khí hậu khác nhau, có thể trồng quanh năm nhưng tốt nhất trồng vào mùa xuân, từ tháng 2 - 4 dương lịch.

 Khoảng cách trồng: 40 x 50cm hoặc 50 x 50 cm. Mật độ 40.000 đến 50.000 cây/ha.

4.2. Làm đất và đào hố trồng cây

Sau khi cày bừa cho đất tơi tiến hành trồng theo băng rộng khoảng 2,5 – 3,5 m, mỗi băng trồng 4 - 6 hàng đơn, hàng cách hàng 50cm, luống cao 25 – 30 cm, rãnh rộng 20 – 25 cm.

Phân bón lót (Lượng phân bón cho 1 sào): 4 – 5 tạ phân chuồng hoai mục + 20 - 30 kg lân supe. Bón lót trước khi trồng. Phân bón lót được bón xung quanh bầu, tuyệt đối không bỏ phân sát bầu hoặc đặt bầu trực tiếp lên phân.

 4.3. Kỹ thuật trồng cây ra ruộng:

Đặt cây vào chính giữa luống đất hoặc chính giữa hố trồng miệng bầu ngang với mặt đất xung quanh, lấp đất đồng thời nén nhẹ xung quanh, vun cao ở gốc để tránh đọng nước. Sau trồng nên phủ rơm rạ hoặc bèo tây lên mặt luống để giữ độ ẩm và tạo mùn cho đất tơi xốp hoặc che phủ nilon mặt luống để hạn chế cỏ dại.

Khi trồng cần nhẹ nhàng dùng dao cắt lớp nilon bầu, tránh để cây bị đứt rễ. Nên trồng bầu cây chếch 45 độ so với mặt luống nghiêng theo chiều luống sẽ giúp tăng số lượng củ

4.4. Tưới nước: 

Sau trồng thường xuyên tưới đủ ẩm để cây nhanh bám đất. Khi bộ rễ đã phát triển thì tùy theo tình hình  mà tưới nước phù hợp. Lưu ý: Không được để ngập úng, nếu gặp mưa lớn phải khẩn trương tháo cạn nước. Khi tưới chỉ nên tưới vừa đủ, không để đọng nước quá lâu, dễ bị nấm bệnh tấn công.

4.5. Bón phân:

Sau trồng 5 – 7 ngày nên hòa loãng lân supe với nước để tưới kích thích bộ rễ phát triển.

Bón thúc lần 1: Khi cây ra lá mới, chồi ngọn phát triển, với lượng 8 – 10 kg đạm ure/sào.

Bón thúc lần 2: Sau lần 1 khoảng 5 – 6 tháng với lượng 20 – 30 kg lân supe + 8 – 10 kg đạm ure + 4 – 6 kg Kaly. Bón phân cách gốc 15 – 20 cm, sau đó lấy đất phủ kín phân.

Từ năm thứ 2 nên bón bổ sung 3 - 4 tạ phân chuồng và 10-15 kg phân NPK/ lần/sào.

4.6. Phòng trừ sâu bệnh:

Giai đoạn đầu: Chú ý phòng trừ sâu xám, rầy, rệp sáp, sâu ăn lá, nấm bệnh, … bằng các thuốc trừ sâu có tính nội hấp, lưu dẫn.

Từ năm thứ 2 trở đi: Cây dễ bị chuột cắn rễ cần có các biện pháp diệt chuột thường xuyên. Nhìn chung, khi sang năm thứ 2 cây đã khỏe mạnh và rất ít sâu bệnh, công tác chăm sóc tập trung vào bón phân và tưới nước.

4.7. Địa điểm mua cây Uy tín, chất lượng

Để mua được cây giống uy tín, chất lượng. Qúy khách vui lòng liên hệ:

Công ty TNHH Phát triển giống cây trồng và Hạ tầng cảnh quan Hà Hùng -Thôn Đào Xuyên, xã Đa tốn, huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội.

ĐT: 0975.38.38.36 – 08.33.38.38.36

Bên công ty chúng tôi có đầy đủ các chủng loại giống cây các loại như: Cây giống ăn quả, cây Nhập khẩu, cây lâm nghiệp, cây công trình, hoa cây cây, vật tư nông nghiệp chất lượng cao,…

Công ty chúng tôi luôn bảo hành về chất lượng giống cho quý khách, cam kết chuẩn giống đến khi cây ra hoa, đậu quả và thu hoạch. Xuất hóa đơn GTGT cho quý khách có nhu cầu

 

 

Các nội dung Hướng dẫn mua hàng viết ở đây