CÂY GIỐNG MAI VÀNG

Viết đánh giá
Trạng thái: Còn hàng
15.000₫ Giá gốc: 20.000₫ (-25%)
CÂY GIỐNG MAI VÀNG I. GIỚI THIỆU CÂY MAI VÀNG Cây mai thuộc họ Ochnaceae, có tên khoa học Ochna integerima còn được gọi là cây hoàng mai, rất được ưa thích vào ngày Tết Cổ Truyền ở miền Nam Việt Nam. Có...

CÂY GIỐNG MAI VÀNG

I. GIỚI THIỆU CÂY MAI VÀNG

Cây mai thuộc họ Ochnaceae, có tên khoa học Ochna integerima còn được gọi là cây hoàng mai, rất được ưa thích vào ngày Tết Cổ Truyền ở miền Nam Việt Nam.

Có thân cứng, cành giòn, lá nhỏ, hoa to và phẳng, lâu tàn. Mai có dáng vẻ thanh cao. Thân cây mềm mại, lá xanh biếc dịu dàng, hoa tươi rực rỡ. 

Là cây đa niên, có thể sống trên một trăm năm, gốc to rễ lồi lõm, thân xù xì, cành nhánh nhiều, lá mọc xen. Ngoài thiên nhiên, cây mai tự rụng lá vào mùa Đông và ra hoa vào mùa Xuân. Do đó, ông cha chúng ta đã lảy hết lá vào tháng chạp âm lịch, để kích thích cho cây mai ra hoa rộ vào dịp tết Nguyên đán.

II. Ý NGHĨA CÂY MAI VÀNG

Màu vàng của hoa mai từ lâu được xem là màu tượng trưng cho sự giàu sang, phú quý. Người ta chưng hoa mai vào dịp Tết với mong muốn một năm mới phát tài, giàu sang. Theo quan niệm của nhiều người, nhà nào có hoa mai nở càng nhiều cánh thì nhà đó càng may mắn và sung túc trong năm mới.

Mai còn tượng trưng cho phẩm đức nhẫn nại và đức hy sinh cao cả, sự bền bỉ của người Việt Nam nói chung. Bên cạnh đó, mai còn là biểu tượng cho sự cao thượng, quyền quý.

Những đoá mai vàng nợ rộ trong tiết xuân còn cho thấy niềm vui, niềm hân hoan, hạnh phúc, tình yêu thương, tinh thần đoàn kết và gắn bó mọi người lại với nhau.

III. YÊU CẦU SINH THÁI CÂY MAI VÀNG

Thích hợp với những nơi có khí hậu nóng ẩm và mát mẻ, từ 250-300C là tốt nhất, mai vàng có thể chịu đựng được nhiệt độ cao hơn trong nhiều ngày, thậm chí nhiều tháng, nhưng với những vùng có khí hậu mát lạnh dưới 10oC thì mai sinh trưởng rất kém.

Cây rất ưa nắng, nhưng khả năng chịu khô hạn chỉ ở mức tương đối không được quá nóng hoặc quá khô. Mai vàng thích hợp với vùng có 2 mùa mưa nắng rõ rệt.

Cây mai vàng không quá kén đất trồng. các loại đất thịt, đất cát pha, đất đỏ bazan, đất sét pha và đất phù sa đều trồng mai được, miễn là đất đó không quá nghèo nàn chất dinh dưỡng đến nỗi các cây cỏ khác không sống được.

Khu đất trồng mai đòi hỏi phải có nắng, không bị che rợp và phải cao ráo không bị úng ngập do mưa lũ hay triều cường.

III. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC

3.1. Thời vụ và mật độ trồng cây

Thời điểm thích hợp nhất là cuối mùa khô, đầu mùa mưa. Vì giai đoạn mùa khô là giai đoạn cây rung rụng lá ngủ nghỉ. Những khu vực chủ động được nguồn nước tưới có thể tiến hành trồng quanh năm.

3.2. Làm đất và đào hố trồng cây

Tùy theo kích thước bầu cây chúng ta sẽ tạo hốc có kích thước phù hợp.

Đào 1 lỗ giữa mô đất có độ sâu 20 cm, đường kính vừa với bầu cây con, tốt nhất lớn hơn bầu cây con một chút.

Trước khi đặt cây xuống cần phải kiểm tra xem cây mai con:

- Rễ phát triển tốt, có nhiều rễ thứ cấp

- Cây không bị tổn thương.

- Các lá ngọn đã trưởng thành, xanh tốt và có hình dạng, kích thước đặc trưng của giống.

- Bầu ươm còn chắc chắn, nguyên vẹn và có mặt trong màu đen.

- Không bị sâu bệnh.

Đặt bầu cây vào giữa hố, chỗ lỗ mới khoét sao cho bầu cây cao hơn miệng hố 2 - 3 cm

Nhẹ nhàng tháo bọc nilon ra, tránh làm vỡ bầu gây hư hại rễ cây.

Lưu ý, đặt cây sao cho cổ rễ ngang mặt đất hoặc cao hơn không quá 5 cm, tránh trồng quá sâu hoặc quá cạn.

3.3. Tưới nước.

Cây mai tuy chịu nắng hạn, nhưng không có nghĩa là có khả năng chịu hạn cao. Trong mùa nắng, ta nên chăm lo tưới nước. Với mai trồng đại trà ngoài vườn, mỗi ngày hoặc cách ngày tưới nước một lần mới tốt. Tưới thẳng vào gốc và xịt nước với tia nhỏ lên khắp tán lá lại tốt hơn. Nên tưới vào lúc sáng sớm (trước 9 giờ) hoặc tưới vào lúc chiều mát.

Vào mùa mưa, mai trồng trong vườn khỏi tưới cũng được, trừ trường hợp nhiều ngày nắng gắt kéo dài thì phải tưới nước để giữ đất đủ ẩm.

3.4. Bón phân.

Phân hữu cơ rất được ưa chuộng và được xem là loại phân chính như: phân chuồng, rơm rạ mục, mùn dừa, đầu tôm, đầu cá, xác đậu nành  hoặc có thể bổ sung phân Dynamid và phân lân hữu cơ sông Gianh. Phân hữu cơ giúp cho mai phát triển bền vững, tạo nhiều nụ hoa và có tác dụng làm tăng độ pH trong chất trồng.

Kết hợp dùng phân tổng hợp NPK 30-10-10 cho cây vào đầu năm. Từ giữa năm đến tết thì bón vài lần phân NPK 20-20-15 để giúp mai kết nụ và nở bông tốt.

Có thể dùng thêm phân bón lá để giúp cây tăng trưởng nhanh, tạo nhiều nụ và hoa.

Lịch bón phân tham khảo cho mai trồng ngoài đất

Loại phân

Tháng ÂL

Ghi chú

2

6

15/9

Không nên bón quá nhiều loại phân cùng một lúc, cây dễ bị chết vì ngộ độc hoặc bội thực.

Hữu cơ Dynamid

x

x

x

Lân hữu cơ SG

x

x

x

NPK 30-10-10

x

x

 

NPK 20-20-15

x

   

Chú ý:

- Bón lót trước khi trồng bao gồm phân hữu cơ (phân chuồng hoai hoặc hữu cơ Dynamid) và bón thúc có 3 lần trong năm.

- Liều lượng sử dụng phân hữu cơ Dynamid từ 100 kg/1.000m2, phân hoá học NPK từ 10 – 15 kg/1000 m2, Lân hữu cơ sông Gianh từ 100kg/1.000m2.

3.5. Phòng trừ sâu bệnh cho hoa mai vàng

Sâu, nhện đỏ ở cây mai vàng: Mai thường bị các loại bọ trĩ, sâu cắn lá, nụ hoa, sâu đục thân, rầy rệp các loại và nhện đỏ. Ta dùng các loại thuốc như Confidor, Trebon, Danitol, Sherpa, Politryl, Supracid, … kết hợp với chất bám dính phun liên tục 2 đến 3 lần, mỗi lần cách nhau 3 đến 5 ngày.

3.6. Địa điểm mua cây Uy tín, chất lượng.

Để mua được cây giống uy tín, chất lượng. Qúy khách vui lòng liên hệ:

Công ty TNHH Phát triển giống cây trồng và Hạ tầng cảnh quan Hà Hùng -Thôn Đào Xuyên, xã Đa tốn, huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội.

ĐT: 0975.38.38.36 – 08.33.38.38.36

Bên công ty chúng tôi có đầy đủ các chủng loại giống cây các loại như: Cây giống ăn quả, cây Nhập khẩu, cây lâm nghiệp, cây công trình, hoa cây cây, vật tư nông nghiệp chất lượng cao,…

Công ty chúng tôi luôn bảo hành về chất lượng giống cho quý khách, cam kết chuẩn giống đến khi cây ra hoa, đậu quả và thu hoạch. Xuất hóa đơn GTGT cho quý khách có nhu cầu

 

 

 

Các nội dung Hướng dẫn mua hàng viết ở đây