CÂY GIỐNG MĂNG BÁT ĐỘ

Viết đánh giá
Trạng thái: Còn hàng
25.000₫ Giá gốc: 30.000₫ (-17%)
CÂY GIỐNG MĂNG TRE BÁT ĐỘ I. GIỚI THIỆU CÂY MĂNG TRE BÁT ĐỘ. Măng tre, có tác dụng tăng cường tiêu hóa, phá đờm, nhuận phổi, giảm béo phì, ăn thường xuyên còn có tác dụng phòng huyết áp cao. Các...

CÂY GIỐNG MĂNG TRE BÁT ĐỘ

I. GIỚI THIỆU CÂY MĂNG TRE BÁT ĐỘ.

Măng tre, có tác dụng tăng cường tiêu hóa, phá đờm, nhuận phổi, giảm béo phì, ăn thường xuyên còn có tác dụng phòng huyết áp cao. Các loại măng “Mạnh Tông”, “Lồ ô”, đặc biệt là măng “Bát Độ”, ngoài việc dùng tươi như một loại rau, còn có thể chế biến đóng hộp (măng củ, măng lát, măng sợi…) đông lạnh, sấy khô, muối chua… rất được thị trường Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật… ưa thích, có nhu cầu tiêu thụ hàng chục ngàn tấn mỗi năm. 

II. YÊU CẦU VỀ ĐIỀU KIỆN SINH THÁI

Cây sinh trưởng trong điều kiện nhiệt độ trung bình năm từ 18 - 26oC và có thể chịu nhiệt độ tối đa 34-36oC

Lượng mưa từ 1400 đến 3000mm/năm, số giờ nắng từ 1300-1600 giờ/năm hoặc cao hơn.

Tre Bát Độ không đòi hỏi cao về đất trồng. Đất đồng bằng, đồi dốc, chân núi thấp đều có thể trồng được. Ưu điểm nổi bật của giống tre này là chịu hạn tốt.

Đối với đất đồi núi thấp có độ cao từ 300 – 400m, thậm chí 500m cũng có thể trồng được, tuy nhiên không nên trồng tre Bát Độ ở nơi qúa cao và qúa dốc

III. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY.

3.1. Thời vụ và mật độ trồng cây.

Từ tháng 1 đến tháng 3, tốt nhất là trồng tháng 1 là thời kỳ cây đang ở trạng thái ngủ.

Trồng thuần loài mật độ 4x4m, trồng 600 cây/ha trên đất có độ dốc dưới 30 độ. Vùng núi dốc trên 30 độ ta nên trồng 400-450 cây/ha, khoảng cách 6x6m.

3.2. Làm đất và đào hố trồng cây.

Đào hố theo kích thước 70 x 70 x sâu 30cm. Hố trồng phải được đào trước khi trồng ít nhất là một tháng. Trước khi trồng cây 5-10 ngày ta tiến hành bón lót mỗi hố tối thiểu 15-20kg phân chuồng hoai mục + 0,250kg phân NPK

3.3. Kỹ thuật trồng cây.

Đặt cây thẳng đứng, nếu bón lót phân chuồng thì phải lấp đất mùn tơi xốp lên trên lớp phân dày khoảng 5-10cm, sau đó mới đặt cây giống. Dùng lớp đất mặt, loại bỏ cây và đá lẫn để lấp hố. Lấp đất đầy cách mặt hố 10-15cm (trên cổ gốc tre một ít), phải giậm chặt dần từ ngoài vào trong. Sau đó phủ cỏ, rác lên trên và tưới nước

3.4. Tưới nước.

Hàng ngày kiểm tra, nếu thấy đất trong vùng hố bị khô thì tiếp tục tưới nước bổ sung cho đủ ẩm.

Trong 1-2 năm đầu khi giữa các hàng tre chưa giao tán nên trồng xen cây họ đậu để tre phủ mặt đất chống bốc hơi, giữ ẩm đất và cải tạo đất.

3.5. Bón phân

Tỷ lệ bón phân cho một gốc tre mỗi lần như sau: Phân chuồng hoai 20-30kg; NPK(2:1:1) là 0,400kg

 Làm cỏ xới xáo đất và vun gốc ở mỗi khóm tre sau đó phủ các loại rơm rạ và các chất mùn khác lên toàn vùng hố của gốc tre giúp cho cây tre có độ tơi xốp và giữ ẩm.

Đào rãnh nhỏ xung quanh bụi tre cách gốc 1m, sâu 15-20cm rồi rải phân vô cơ + phân chuồng sau đó lấp kín đất lại.

 Lưu ý: Không được lấp đất lên gốc măng để tránh tình trạng rễ ăn nổi lên mặt.

3.6. Phòng trừ sâu bệnh

Chủ yếu là sâu vòi voi (phá hoại củ măng ở dưới đất), sâu cuốn lá, châu chấu hại lá (Đặc biệt chú ý các sâu này khi trồng năm đầu). Khi phát hiện phải tổ chức bắt, giết ngay.

Đối với sâu cuốn lá và châu chấu thì có thể dùng biện pháp thủ công là bóc ra để giết sâu hoặc dùng Ofatox để phụ diệt sâu và châu chấu.

Chuột hại: dùng nilon để quây khi mới trồng và dùng bẫy, bả sinh học để diệt chuột.

Nấm bệnh: Chủ yếu là bệnh thối măng, ta dùng thuốc Boocdo 1% hoặc thuốc Benlat để phun, mỗi tuần một lần. Ngoài ra trong năm đầu còn xuất hiện một số loại nấm hại lá vì vậy nên khi thấy xuất hiện bệnh ta vặt bỏ lá bị bệnh đem đi xa đốt, sau đó dùng thuốc Boocdo và Benlat để phun.

Ngoài ra cần bảo vệ trâu bò và các loại gia súc khác phá hoại. Đây là công việc rất cần được quan tâm.

3.7. Thu hái măng tre

Khi măng nhô ra khỏi mặt đất, cách đơn giản tránh ánh sáng chiếu vào măng là phủ lớp rơm rạ dày trên mặt đất quanh bụi tre.

Quan sát mặt đất xung quanh bụi tre nếu thấy chỗ rạn nứt chân chim thì phải dùng thuổng bới đất ra, khi thấy củ măng sẽ dùng dao sắc cắt. Vị trí cắt măng ở chỗ thắt của củ măng, cách gốc mẹ khoảng 3-5cm, chú ý cắt thẳng theo chiều vuông góc với bề mặt củ măng. Cắt măng song lấp kín đất lại (phủ hết bề mặt cắt).

3.8. Đặc điểm cây giống

Hiện nay nhân giống măng tre bát độ nahan giống chủ yếu bằng phương pháp chiết cành hoặc ghép

 

 

Các nội dung Hướng dẫn mua hàng viết ở đây