CÂY GIỐNG MĂNG CỤT
I. GIỚI THIỆU VỀ CÂY MĂNG CỤT
Măng Cụt có tên khoa học là Garcinia mangostana, là một loài cây thuộc họ Bứa (Clusiaceae). Cây có nguồn gốc từ các nước Đông Nam Á nhiệt đới.
Măng Cụt được xem là Nữ Hoàng của Cây Ăn Trái nhiệt đới và được rất nhiều người ưa chuộng bởi lẽ dáng trái đẹp và chứa nhiều chất bổ dưỡng.
Thân cây măng cụt: thông thường cây cao khoảng 7-12m, nhưng cũng có cây cao đến 20-25m
Lá măng cụt cứng và dày, mặt trên của lá bóng, màu xanh đậm, hoa có màu trắng hoặc hồng nhạt rất đẹp
Quả có dạng hình cầu trong. Khi non vỏ quả có màu xanh đọt chuối. Khi quả chín hẳn thì vỏ chuyển sang màu đỏ tím. Phía cuống vẫn còn 4 đài hoa.
Khi ăn ruột măng cụt có vị ngọt, thơm ngon. Trong ruột múi có hạt, múi càng to thì hạt càng to.
II. YÊU CẦU SINH THÁI VỚI CÂY
Đất đai: Cây có thể sinh trưởng ở nhiều loại đất khác nhau nhưng tốt nhất là đất sét giàu hữu cơ, tầng canh tác dầy, thoát nước tốt và gần nguồn nước tưới. Măng Cụt là loại cây đòi hỏi khí hậu nhiệt đới với nhiệt độ cao, ẩm độ cao, lượng mưa dồi dào.
Lượng mưa: Cây yêu cầu lượng mưa thấp nhất phải là 1270mm/năm. Cây Măng Cụt không thể sinh trưởng phát triển tốt ở vùng quá khô hay quá ẩm.
Nhiệt độ- ẩm độ: Nhiệt độ thích hợp cho cây phát triển ở vào khoảng 25-35oC và ẩm độ không khí thấp nhất là 80%
Che bóng: Trong những năm đầu trồng ra ruộng sản xuất, Cây Măng Cụt cần phải được che bóng để giảm bớt ánh nắng mặt trời trực tiếp đến với cây. Nếu không ánh sáng mặt trời có thể làm hư hại đỉnh sinh trưởng cây chậm phát triển.
III. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY.
3.1. Thời vụ và mật độ trồng cây.
Nên trồng vây vào đầu hoặc cuối mùa mưa để tận dụng được nguồn nước, giảm thiểu công tưới nước và giúp canh chóng phát triên.
Nên trồng với mật độ 6x7m, theo kiểu hình vuông. mật độ từ 200 – 250 cây/ha. Nếu trồng cây Măng cụt có áp dụng cơ giới hóa vào chăm sóc và thu hoạch thì có thể trồng với khoảng cách 8 – 9 m, mật độ 200 cây/ha.
3.2. Làm đất và đào hố trồng cây.
Hố được trồng với kích thước 60x60x60cm, bón lót 5 – 10kg phân chuồng hoai mục + 200g NPK/ gốc.
Đặt cây vào hố lấp ngang mặt bầu, cắm cọc giữ cây không bị đổ ngã, tưới nước và che bóng ngay sau khi trồng.
3.3. Tưới nước.
cây có nhu cầu nước lớn. Đặc biệt là giai đoạn sau trồng, cây đang ra hoa, nuôi quả hoặc mùa khô cần cung cấp đủ nước để tạo điều kiện cho cây sinh trưởng phát triển tốt. Nếu giai đoạn nuôi quả bị thiếu nước thì cây giảm năng suất, quả rụng, chất lượng quả kém bị sần
3.4. Bón phân.
Lượng phân bón tính cho 1 gốc cây Măng cụt/năm
Loại phân |
Lượng phân bón theo tuổi cây (kg/cây/năm) |
|
Cây 1 - 4 năm tuổi |
Trên 4 năm tuổi |
|
Phân chuồng hoai mục |
8 - 10 |
15 - 20 |
Phân ure |
0,3 – 0,5 |
0,8 – 1,2 |
Phân super lân |
0,7 – 1,0 |
1,5 – 2,0 |
Phân kali clorua |
0,5 – 0,7 |
1,2 – 1,5 |
+ Lần 1: Bón sau khi thu hoạch quả, vào tháng 7 đến tháng 8. Ở lần này, bón toàn bộ phân chuồng, 80% lượng phân lân, 30% lượng phân đạm và 30% lượng phân Kali.
+ Lần 2: Bón vào đầu tháng 10 - 11, khi cây phân hóa mầm hoa. Lần bón này nhằm thúc hoa và nuôi lộc Xuân. Sử dụng 30% lượng phân đạm, 20% lượng phân lân và 30% lượng phân kali.
Lần 3: Bón vào cuối tháng 2 - 3 nhằm làm cho chùm hoa phát triển tốt, tăng khả năng đậu quả và nuôi quả. Bón hết lượng phân còn lại.
3.5. Che bóng cho cây
Măng cụt là cây ưa bóng, đặc biệt trong 2 năm đầu, việc che bóng cho cây là việc cần thiết. Có thể dung lưới che sáng hay trồng chuối 4 hướng cách gốc măng cụt 1m ít nhất đến năm thứ 2 rồi bỏ chuối đi.
3.6. Phòng trừ sâu bệnh hại cho cây Măng cụt
Cây măng cụt thường hay mắc một số loại sâu bệnh như sau:
Xì mủ, sượng trái
Biểu hiện ở trên vỏ trái măng cụt bị xì mủ, thịt trái bên trong bị sượng. Bệnh xuất hiện nhiều vào thời điểm trước khi thu hoạch trái khoảng 2 - 3 tuần đặc biệt là những lúc mưa lớn, liên tục.
Bệnh thán thư
Bệnh xuất hiện nhiều ở trên lá, trái, cành của cây măng cụt, phát triển mạnh vào mùa mưa, những ngày độ ẩm cao, mưa kéo dài. Vết bệnh là ở trên lá, trái có những đốm màu đen trắng nhỏ bằng đầu kim, xung quanh có vòng do các tế bào cây bị hỏng tạo nên.
Sâu vẽ bùa
Tấn công ở đọt non, lá non làm giảm đỉnh sinh trưởng của cây, sâu hoạt động nhiều vào buổi chiều tối.
Ngoài ra trên cây măng cụt còn thường xuyên xuất hiện một số loại sâu bệnh khác: nhện đỏ, bọ trĩ, bồ hóng, đốm rong, chế nhánh
Khuyến khích áp dụng chiệt để biện pháp canh tác để luôn tạo được độ thông thoáng giảm nguy cơ nhiễm sâu bệnh hại.
Thường xuyên kiểm tra vườn để phát hiện kịp thời các dối tượng sâu bệnh hại để có biện pháp xử lý hợp lý.
3.7. Đặc điểm cây giống.
Cây được nhân giống bằng hạt, đảm bảo cây nguyên bản từ cây mẹ.
Chiều cao cây giống 25-30cm. Đảm bảo khỏe mạnh, sạch bệnh, đủ tiêu chuẩn để xuất vườn.
3.8. Địa điểm mua cây Uy tín, chất lượng.
Để mua được cây giống uy tín, chất lượng. Qúy khách vui lòng liên hệ:
Công ty TNHH Phát triển giống cây trồng và Hạ tầng cảnh quan Hà Hùng -Thôn Đào Xuyên, xã Đa tốn, huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội.
ĐT: 0975.38.38.36 – 08.33.38.38.36
Bên công ty chúng tôi có đầy đủ các chủng loại giống cây các loại như: Cây giống ăn quả, cây Nhập khẩu, cây lâm nghiệp, cây công trình, hoa cây cây, vật tư nông nghiệp chất lượng cao,…
Công ty chúng tôi luôn bảo hành về chất lượng giống cho quý khách, cam kết chuẩn giống đến khi cây ra hoa, đậu quả và thu hoạch. Xuất hóa đơn GTGT cho quý khách có nhu cầu