CÂY GIỐNG MĂNG TÂY
I. GIỚI THIỆU VỀ CÂY MĂNG TÂY
Măng tây là loài cây thân thảo, thuộc lớp thực vật một lá mầm. Lá cây hình kim, trên bề mặt lá có lông, mọc thành từng cụm. Cây phát triển theo dạng bụi.
Măng tây có tuổi thọ trung bình khoảng 30 năm. Khi trưởng thành, cây có chiều cao khoảng 100-150cm, tán rộng khoảng 1m.
Hoa đơn tính hình chuông, màu lục nhạt, có hoa đực và hoa cái trên các cây riêng biệt nhưng đôi khi cũng có hoa lưỡng tính. Trái cây khi chín màu đỏ, bên trong có 4-6 hạt màu đen.
Măng tây có 3 loại:
Cây măng tây xanh: có màu xanh do trồng trong điều kiện đủ ánh sáng. Cây hấp thu ánh sáng mặt trời tạo thành chất diệp lục tố, Măng xanh có nhiều chất xơ hơn măng trắng.
Măng tây trắng có đặc điểm mềm hơn măng xanh và có mùi vị nhẹ hơn.
Măng tây tím: có màu tím xuất phát từ chất anthocyanin ở mức độ cao (đây là chất chống oxy hóa mạnh). Măng tây tím có hàm lượng chất xơ thấp hơn 2 loại trên, nên mềm hơn và có thể sử dụng toàn bộ đọt từ gốc đến ngọn. Đọt măng dày và có vị ngọt hơn măng tây xanh và măng tây trắng
II. YÊU CẦU SINH THÁI CÂY MĂNG TÂY
Cây có thể phát triển quanh năm, thích hợp với vùng khí hậu nhiệt đới. Nhiệt độ phát triển tốt nhất đối với măng tây là vào ban ngày 24-26,5oC, ban đêm là 15,5-21oC. Nhiệt độ quá cao 37-39oC, hoặc quá thấp 10-12oC, có nhiều sương giá (miền núi phía Bắc) cây sinh trưởng rất chậm. Một số giống măng tây cần nhiệt độ thấp để có thể trải qua thời kỳ tàn cây, ngủ đông trên đồng ruộng.
Măng tây là cây ưa sáng, số giờ chiếu sáng trên ngày 7-8 giờ/gày. Cây không ưa bóng, nếu trồng bị che bóng, hiệu suất quang hợp thấp, cây sẽ sinh trưởng phát triển kém, giảm năng suất. Ẩm độ không khí thích hợp từ 60-70%, độ ẩm đất 70-75%, yêu cầu lượng mưa thấp dưới 1000mm/năm.
Cây măng thích hợp với điều kiện nắng và đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng, nhiều mùn, pH đất từ 6,0-7,5. Thường là đất thịt nhẹ, đất thịt pha cát, đất phù sa, đất đỏ bazan, đất đồi tơi xốp phù hợp trồng măng tây. Cây cũng có thể sống được ở đất có thành phần cơ giới nặng miễn là đất đó thoát nước tốt và mực nước ngầm không vượt khoảng cách 1,2 mét so với bề mặt để tranh úng rễ cây măng. Măng tây rất sợ úng, nên bố trí trồng ở khu ruộng có khả năng thoát nước tốt. Cây măng tây không phải là cây cần nhiều nước, cây có thể chịu được với nước lợ và đất nhiễm mặn khá tốt.
III. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY MĂNG TÂY.
3.1. Thời vụ và mật độ trồng cây.
Măng tây gieo trồng tốt nhất vào 2 vụ trong năm đó là vào vụ thu đông từ cuối tháng 8 - tháng 3 và vụ xuân hè từ cuối tháng 2 - tháng 6 dương lịch.
Đào các hố đất với chiều sâu và rộng khoảng 20 - 30cm, khoảng cách mỗi hố cách nhau 40 - 50cm và mỗi hàng cách nhau 1 - 1,5m.
3.2. Làm đất và đào hố trồng cây
Trước khi tiến hành trồng cây măng tây thì cách từ 2 tháng trước đó cần phải làm đất thật kỹ. Mọi người tiến hành làm đất theo quy trình cách 15 ngày làm đất 1 lần.
Lần 1: Cày đất sâu khoảng 40 - 50cm, dọn sạch cỏ rác, phun thuốc diệt cỏ và thuốc trừ sâu bệnh vào đất rồi tiếp tục cày xới cho đất cho đều.
Lần 2: Cách 15 ngày sau tiếp tục làm đất lần 2, rải vôi khắp mặt ruộng rồi tiến hành cày xới cho vôi trộn đều vào đất, sau đó phơi nắng để tiêu diệt nấm và mầm bệnh có trong đất.
Lần 3: Tiến hành bón lót lần 1 với các loại phân chuồng ủ hoại, rơm rạ hoặc tro trấu, mùn mục, phân trùn quế và phân hữu cơ tổng hợp trộn đều với đất trồng để tăng cường dưỡng chất cho đất
Lần 4: Cách 15 trước khi tiến hành trồng cây thì tiếp tục cày xới đất cho tơi xốp, dọn sạch cỏ rác. San phẳng đất trồng rồi làm rãnh, lên luống cho đất trồng.
Lần 5: Bón lót lần 2 với các loại phân như lần 1 rồi tiến hành xới đất cho đều và lên luống đất trồng.
Vì cây măng tây không chịu được ngập úng nên cần phải làm rãnh thoát nước với độ rộng và sâu khoảng 20 - 30 cm. Lên luống rộng 1m và cao 20 - 30cm để trồng cây. Lưu ý là nên làm liếp có độ dốc nghiêng về hai bên mép để đất dễ thoát nước.
3.3. Tưới nước
Nước là yếu tố quan trọng quyết định năng suất và chất lượng măng, thường xuyên cung cấp đủ nước sạch đảm bảo duy trì độ ẩm ở mức 60-70%, nên sử dụng nước giếng khoan, có thể tưới phun, tưới nhỏ giọt hoặc tưới rãnh ngày 2 lần vào mùa nắng, 1-2 ngày/lần vào mùa mưa. Nên tưới vào buổi sáng sau khi thu măng xong và buổi chiều nhưng kết thúc trước 5h chiều để khỏi làm ảnh hưởng đến những mầm măng mới nhú.
Vào mùa nắng cần giữ ẩm bằng cách phủ rơm rạ hoặc sơ dừa, tro trấu. lục bình…, mùa mưa cần làm rãnh thoát nước tốt, tuyệt đối không để măng bị ngập úng.
3.4. Bón phân
Thời gian chăm sóc chưa thu hoạch được chia làm 4-6 lần:
- Sau khi trồng được 15 - 20 ngày thì tiến hành bón thúc lần 1 bằng phân phức hợp NPK đầu trâu 15-15-15 pha với tưới vào gốc cây. Tiến hành vun đất nhẹ cho gốc cây để bảo vệ rễ.
Tiếp tục bón thúc phân NPK 16-16-8 kết hợp với một trong các loại phân bón vi sinh như WEHG, GA3 hoặc Agrostim theo định kỳ cứ cách 10 - 15 ngày một lần cho đến khi thời điểm cách thu hoạch nữa tháng.
- Măng tây được 1 tháng:
Ở thời điểm trồng được 1 tháng thì cây măng mọc cao, lúc này cần cắm các cọc có chiều cao từ 1 - 1,5m ở 2 đầu luống rồi dùng dây cước loại chắc bền giăng thành một hàng đôi kẹp lỏng giữa thân cây vào giữa đôi dây, mục đích để giữ hàng cây thẳng và cây không bị đổ nghiêng.
Tăng dần lượng phân bón NPK 16-16-8, bổ sung thêm phân lân và vôi pha với nước để tưới cho cây, để giúp cây sinh trưởng tốt, đồng thời phòng trừ cỏ dại, nấm và sâu bệnh.
- Măng tây được 2 tháng:
Thời điểm cây được 2 tháng, lúc này cây măng tây mọc thêm nhiều thân mới, cần cắt tỉa những cây nhỏ, còi cọc hoặc sâu bệnh, chỉ để lại 1 bụi khoảng từ 3 - 4 cây mẹ có thân và lá chuyển sang màu xanh đậm.
Tiến hành vun xới đất cho gốc để bảo vệ bộ rễ. Bón thêm phân phức hợp NPK 16-16-8.
- Măng tây được 3 tháng:
Thời điểm cây được 3 tháng cần phải tăng cường giăng thêm các hàng dây tuỳ theo độ cao và độ lớn của cây để chống đổ ngả cây. Vun đất cao cho gốc cây để bảo vệ bộ rễ cây măng tây.
Giai đoạn này cần bổ sung phân chuồng ủ mục, tro trấu, mùn, phân trùn quế và một lượng phân phức hợp NPK 16-16-16-9+TE và Better HG01 để kích thích cây phát triển nhanh.
Vun xới đất đậy gốc và lên luống cao cho cây lưu ý là cần đảm bảo độ cao của mặt luống so với mặt đất tự nhiên là 60 - 80cm. Dọn sạch cỏ dại, tỉa bỏ cây già, cây bị còi cọc và cắt tỉa các cành lá ở phần sát gốc để tạo độ thông thoáng cho cây.
- Măng tây được 4 - 5 tháng:
Thời điểm cây được 4 tháng, lúc này cây măng tây mọc thêm nhiều thân mới, lúc này cần chọn giống cây tốt vì vậy trong 1 bụi măng thì chỉ giữ lại 4 - 6 cây mẹ khỏe mạnh. Say đó tỉa bỏ cây già, cây nhỏ và cành lá rậm ở phần gốc.
Làm sạch cỏ và vun xới gốc cây, sau đó bón thúc bằng phân NPK 16-12-8-11+TE vào gốc cây măng tây để kích thích cây mọc nhiều cây con mới.
- Măng tây được 6 - 9 tháng
Măng tây sau khi trồng được 5,5 tháng thì tiến hành cắt ngọn cho các cây mẹ chỉ để lại mỗi bụi có chiều cao 1 - 1,2m để cây tập trung trổ măng con.
Vun xới đôn gốc cây rồi tiếp tục tăng cường bón thúc phân chuồng và phân NPK loại 15-15-15 để cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây mẹ đẻ nhiều măng non.
3.5. Phòng trừ sâu bệnh
Nếu chọn và xử lý đất tốt trước khi trồng, chăm sóc bón phân đúng kỹ thuật thì măng tây rất ít sâu bệnh hại. Tuy nhiên, cần chú ý phòng trị kịp thời một số đối tượng dịch hại như sâu ăn lá, bọ trĩ, rệp…, các bệnh thán thư, mốc sương, phấn trắng, thối rễ, đốm lá, thối măng… vào mùa mưa măng tây rất dễ bị 1 số bệnh hại như thán thư, mốc sương, phấn trắng, thối rễ, đốm lá, thối măng… Nên ưu tiên sử dụng các loại thuốc trừ sâu có nguồn gốc thảo mộc và vi sinh nhằm đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm cho sản phẩm khi thu hoạch.
3.6. Địa điểm mua cây Uy tín, chất lượng.
Để mua được cây giống uy tín, chất lượng. Qúy khách vui lòng liên hệ:
Công ty TNHH Phát triển giống cây trồng và Hạ tầng cảnh quan Hà Hùng -Thôn Đào Xuyên, xã Đa tốn, huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội.
ĐT: 0975.38.38.36 – 08.33.38.38.36
Bên công ty chúng tôi có đầy đủ các chủng loại giống cây các loại như: Cây giống ăn quả, cây Nhập khẩu, cây lâm nghiệp, cây công trình, hoa cây cây, vật tư nông nghiệp chất lượng cao,…
Công ty chúng tôi luôn bảo hành về chất lượng giống cho quý khách, cam kết chuẩn giống đến khi cây ra hoa, đậu quả và thu hoạch. Xuất hóa đơn GTGT cho quý khách có nhu cầu