CÂY GIỐNG QUÝT ĐƯỜNG

Viết đánh giá
Trạng thái: Còn hàng
35.000₫ Giá gốc: 40.000₫ (-12%)
CÂY GIỐNG QUÝT ĐƯỜNG I. GIỚI THIỆU CÂY QUÝT ĐƯỜNG. Quýt đường có tên khoa học là Citrus reticulata Blanco, là một loài cây ăn quả thuộc chi Cam, có nguồn gốc từ Ấn Độ và Trung Quốc. Trái có hình dạng tròn,...

CÂY GIỐNG QUÝT ĐƯỜNG

I. GIỚI THIỆU CÂY QUÝT ĐƯỜNG.

Quýt đường có tên khoa học là Citrus reticulata Blanco, là một loài cây ăn quả thuộc chi Cam, có nguồn gốc từ Ấn Độ và Trung Quốc.

Trái có hình dạng tròn, vỏ màu xanh khi chín đổi sang màu vàng, mỏng và dể bóc, Trọng lượng trung bình của trái 150g – 200g.

Vì dễ trồng và dễ thích nghi với nhiều thổ nhưỡng ở nước ta nên diện tích canh tác ngày một tăng lên. Quýt đường có năng suất cao hơn hẳn những giống quýt khác ở nội địa. Nếu chăm sóc kỹ thì năng suất trung bình 4 – 6 tấn/1.000m2.

II. YÊU CẦU ĐIỀU KIỆN SINH THÁI.

Nhiệt độ: có thể sống và phát triển được trong khoảng nhiệt độ 13 – 38 độ C, thích hợp nhất là 23 – 29 độ C. Nếu dưới 13 độ C cây ngừng sinh trưởng, dưới âm 5 độ C cây sẽ bị chết.

Ánh sáng không thích hợp với ánh sáng trực tiếp, cường độ ánh sáng thích hợp nhất khoảng 10.000 – 15.000 lux (tương đương với ánh sáng lúc 8 giờ sáng và 4 – 5 giờ chiều trong mùa nắng).

Nước: cây có nhu cầu về nước rất lớn, nhất là trong mùa khô, thời kỳ cây ra hoa và phát triển trái. Mặt khác, cây lại cũng rất mẫn cảm với điều kiện ngập nước. Muốn cây đâm đọt non, ra hoa kết trái đúng thời vụ, người trồng phải dùng kỹ thuật ngưng nước.

Đất đai: cây thích hợp với tất cả các loại đất (trừ đất phèn, đất ngập nước), đặc biệt là đất thoát nước tốt. đất có tầng canh tác dày từ 0,5 – 1 m, đất thịt pha, màu mỡ, thoát nước tốt, thoáng khí, pH từ 5 – 7.

III. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY.

3.1. Thời vụ trồng và chmaw sóc cây.

 Thời điểm thích hợp trồng cây quýt đường cho năng suất phát triển tốt nhất là vào cuối màu khô và đầu mùa mưa tầm tháng 4-5 dương lịch.

Khoảng cách trồng cây quýt đường khoảng 5-6m/cây. Nếu đất trồng hẹp bạn có thể trồng với khoảng cách dày hơn và trồng so le nhau. Với tán cây rộng, dậm rạp khi trưởng thành bạn cần để ý chăm sóc hơn vì cây dễ bị sâu bệnh hại.

3.2. Làm đất và đào hố trồng cây.

Trước khi tiến hành trồng cần cày đất sâu 40 – 45 cm, đào hố rộng 60 – 80 cm, sâu 60 cm sau đó phơi ải hố từ 20 – 25 ngày.

Mỗi hố trộn 20-25kg phân chuồng hoai mục, 300g lân, 250g Kalisunfat, 1kg vôi bột trộn đều với lớp đất mặt rồi lấp hố lại để sau 20-30 ngày rồi tiến hành trồng cây.

3.3. Tưới nước.

Chú ý đến việc tưới nước sao cho vừa đủ không được quá sũng gây ngập rễ. Nếu trồng vào mùa khô khoảng 3-5 ngày cần tưới nước 1 lần, kết hợp phủ lá khô hoặc rơm dạ để giữ ẩm.

3.4. Bón phân.

 Tùy theo đất, giống và tình trạng dinh dưỡng của cây mà quyết định lượng phân bón thích hợp, cần cung cấp đầy đủ đạm, lân, kali; bổ sung thêm phân hữu cơ và vi lượng để cây đạt năng suất cao
     – Đối với cây 1 – 2 năm tuổi:
     + Phân đạm: nên pha phân vào nước để tưới, 2 – 3 tháng tưới một lần.
     + Phân lân và kali: Bón một lần vào cuối mùa mưa.
     – Đối với cây trưởng thành: chia làm 4 lần bón/năm.
     + Lần 1: Trước khi cây ra hoa: bón 1/3 Urê
     + Lần 2: Sau khi đậu trái 6 – 8 tuần: bón 1/3 Urê + 1/2 kali.
     + Lần 3: Trước thu hoạch trái 1 – 2 tháng: bón 1/2 kali còn lại.
     + Lần 4: Sau khi thu hoạch trái bón toàn bộ lân và 1/3 Urê.
           Kết hợp bón 10 – 20kg phân hữu cơ/gốc/năm.
           Cách bón: Dựa theo tán cây để bón, cuốc rãnh sâu 5 – 10cm; rộng 10 – 20cm cách gốc 0,5 – 1m (tùy tán cây); cho phân vào, lấp đất lại và tưới nước.

3.5. Phòng trừ một số sâu bệnh gây hại.

 Sâu vẽ bùa.

  Phát triển mạnh ở giai đoạn cây ra lá non, sâu rất nhỏ, đục dưới biểu bì lá tạo thành những đường ngoằn nghèo, lá co rúm, biến dạng, quăn queo và các vết thương do sâu tạo trên lá, chồi tạo điều kiện cho bệnh loét phát triển. 

 Dùng các loại thuốc nội hấp như: Cymbush với liều 8 cc/8 lít; Bi 58 0,1%, liều lượng 20 g/8 lít nước. Lannate liều lượng 20 g/8 lít nước vào các đợt cây ra đọt non.
         Rầy mềm.

  Thường chích hút ở chồi ngọn, làm cho chồi và lá non không phát triển được, co rúm lại, đồng thời tạo điều kiện cho nấm bồ hóng cộng sinh và phát triển. 

 Phun thuốc định kỳ vào các đợt ra đọt non như: Supracide 40EC với liều lượng 10 – 15cc/8 lít nước, Polytrin 440EC với liều 8 – 15cc/8 lít nước.
           Rầy chổng cánh.

Rầy chổng cánh thường chích hút nhựa lá non, đọt non và làm lây bệnh vàng lá Greening.

Phun thuốc định kỳ vào các đợt ra đọt non như: Supracide 40EC với liều lượng 10 – 15cc/8 lít nước, Polytrin 440EC với liều 8 – 15cc/8 lít nước.

 Nhện đỏ.

  Cả ấu trùng và thành trùng đều rất nhỏ màu nâu, vàng lợt hoặc trắng trong tùy loại, thường bu chích hút bên ngoài vỏ trái non (1 – 2 tháng tuổi) làm cho vỏ trái như phủ cám.
    Quan sát thường xuyên sự xuất hiện của nhện trên trái, lá. Phun các thuốc đặc trị nhện đỏ như: Bi 58 với liều 20g/8 lít nước, Danitol 10EC, Microthiol special 80WP, Rufast 3EC với nồng độ 1 – 3%.

Bệnh loét.

    Bệnh do vi khuẩn gây ra, bệnh gây hại trên cả lá, trái, cành cây, vết bệnh lúc đầu nhỏ, sủng nước màu xanh đậm, sau biến thành màu nâu nhạt mọc nhô lên mặt lá hay vỏ trái.. Bệnh thường gây hại nặng trong mùa mưa.

 Cắt bỏ, tiêu hủy cành lá, trái bệnh. Phun các loại thuốc gốc đồng như: Copper Zine, Kasuran liều lượng 1,5 – 2% ở giai đoạn chuẩn bị đâm tược ra hoa và giai đoạn 2/3 hoa rụng cánh – tiếp tục phun định kỳ 2 tuần/lần.
           Bệnh thối gốc chảy mủ.

Do nấm gây ra, bệnh làm thối vỏ thân ở gốc kể cả rễ cạn bên trên, có chảy mủ hôi khi cây bệnh đưa đến ít rễ, rễ ngắn, vỏ rễ thối rất dễ tuột, lá vàng. Nấm cũng có thể tấn công trên trái, nhất là trái ở gần mặt đất.
    Tưới nấm Trico ĐHCT để phòng ngừa.Theo dõi phát hiện sớm, cạo sạch vùng bệnh (cạo đến tận phần thân gỗ), bôi thuốc tím 1% hay Aliette 80BHN, Copper B, Vaseli n có trộn sulphat đồng … rải vôi và thu gom các trái bệnh.
           Bệnh vàng lá gân xanh (Greening).

 Là bệnh gây hại nghiêm trọng nhất. Cây bị chết có lá vàng lốm đốm nhưng gân xanh, lồi, trái nhỏ, méo mó. Khi chẻ dọc trái ta thấy trái bị lệch tâm, hạt bị thui.
   Phòng trị:
    – Loại bỏ cây nhiễm bệnh, cây ký chủ rầy chổng cánh như nguyệt quới, dây tơ hồng.
    – Trồng cây sạch bệnh
    – Cách ly nguồn bệnh bằng cách trồng cây chắn gió cho vườn cây cam quít.
    – Phun thuốc định kỳ vào các đợt cây ra lá non, nhất là vào đầu mùa mưa để trừ rầy như Applaud, Applaud Mipc 25%, Bassa, Trebon …

Bệnh ghẻ lồi.

   Do nấm gây hại trên cả lá và trái. Bệnh thường tấn công vào giai đoạn cây ra đọt non, trái non. Lá, trái bị bệnh sần sùi nên bán mất giá.

  Phun các loại thuốc trừ nấm như Bonanza, Tilt, Copper B vào giai đoạn cây ra lá non, trái non

3.6. Đặc điểm cây giống

Cây được nhân giống bằng phương pháp vô tính ghép mắt, đoạn cành, giữu nguyên được những phẩm chất tốt của cây me.

Cây giống có chiều cao 50-60cm, đảm bảo khỏe mạnh, sạch bệnh đủ tiêu chuẩn để xuất vườn.

3.7. Địa điểm mua cây Uy tín, chất lượng

Để mua được cây giống uy tín, chất lượng. Qúy khách vui lòng liên hệ:

Công ty TNHH Phát triển giống cây trồng và Hạ tầng cảnh quan Hà Hùng -Thôn Đào Xuyên, xã Đa tốn, huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội.

ĐT: 0975.38.38.36 – 08.33.38.38.36

Bên công ty chúng tôi có đầy đủ các chủng loại giống cây các loại như: Cây giống ăn quả, cây Nhập khẩu, cây lâm nghiệp, cây công trình, hoa cây cây, vật tư nông nghiệp chất lượng cao,…

Công ty chúng tôi luôn bảo hành về chất lượng giống cho quý khách, cam kết chuẩn giống đến khi cây ra hoa, đậu quả và thu hoạch. Xuất hóa đơn GTGT cho quý khách có nhu cầu,…

 

 

 

 

 

Các nội dung Hướng dẫn mua hàng viết ở đây