CÂY GIỐNG VẢI KHÔNG HẠT

Viết đánh giá
Trạng thái: Còn hàng
120.000₫ Giá gốc: 150.000₫ (-20%)
CÂY GIỐNG VẢI KHÔNG HẠT I. GIỚI THIỆU CÂY VẢI KHÔNG HẠT. Giống vải này có hình dáng cây và lá không khác gì các giống vải thường. Chiều cao trung bình 4m với tán lá vươn rộng lá màu xanh đậm...

CÂY GIỐNG VẢI KHÔNG HẠT

I. GIỚI THIỆU CÂY VẢI KHÔNG HẠT.

Giống vải này có hình dáng cây và lá không khác gì các giống vải thường. Chiều cao trung bình 4m với tán lá vươn rộng lá màu xanh đậm thuôn dài. Qủa của vải không hạt cũng to ngang các loại vải thiều. Khi chín chùm quả có màu đỏ rực rỡ và khi ăn có vị ngọt đậm đà. Do đặc điểm giống không có hạt nên phần thịt sẽ chiếm hầu như toàn bộ bên trong ruột. Điểm thích thú nhất cũng chính là cảm giác cắn vào thịt quả mà không phải để ý đến hạt của chúng bên trong.

Là cây có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao,  cho năng suất cao suốt nhiều năm qua. Đây được xem là giải pháp tăng trưởng kinh tế của người dân ở nhiều khu vực. Tuy nhiên, nếu áp dụng đúng kỹ thuật trồng cây Vải không hạt và có quy trình chăm sóc vải thiều hợp lý, bà con nông dân có thể trồng vải thiều ở mọi nơi trên đất nước với mức năng suất cao nhất. 

II. YÊU CẦU VỀ ĐIỀU KIỆN SINH THÁI

Yêu cầu về nhiệt độ: Nhiệt độ là nhân tố chủ yếu tác động đến sinh trưởng dinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực của cây vải. Cây vải sinh trưởng tốt ở những vùng có nhiệt độ bình quân năm từ 21 – 25OC.

Mưa và độ ẩm :Mùa hè và mùa thu là thời gian cây vải sinh trưởng mạnh yêu cầu lượng nước lớn. Những tháng mùa đông, mưa nhiều, vải dễ phát lộc đông, không thuận lợi cho phân hoá mầm hoa. Mưa nhiều trong thời gian hoa đang nở dẫn đến làm thối hoa, tỷ lệ đậu quả rất thấp có thể dẫn đến mất mùa. 

Ánh sáng: Cây vải cần ánh sáng chiếu quanh năm đặc biệt là thời kỳ hình thành, phân hoá mầm hoa, hoa nở và quả phát triển. Tổng số giờ chiếu sáng/năm từ 1.800 giờ trở lên là khá thích hợp đối với cây vải.

Đất.:Cây vải thích nghi trên nhiều loại đất. Các loại đất như đất đỏ, đất vàng, đất cát pha, đất phù sa, đất thịt… cây  vải đều có thể sinh trưởng và kết quả tốt. Rễ vải cộng sinh với nấm rễ, ưa đất có độ chua nhẹ.  

III. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC

3.1. Thời vụ và mật độ trồng cây

Thường sẽ trồng vào 2 vụ chính là vụ xuân và vụ thu. Mật độ trồng khoảng 400 cây/ha và khoảng cách giữa các cây trồng từ 4-6m

3.2. Làm đất và đào hố trồng cây

Trước khi trồng cây 1 tháng bạn cần chuẩn bị hố trồng với kích thước là 50x60x60cm. Sau khi đào phối trộn phần đất với 10kg phân hữu cơ ủ hoai mục, 1kg phân Lân cùng một lượng vôi bột khử trùng. Lấp đất lại ủ trong 1 tháng.

3.3. Tưới nước.

Vải không hạt là giống ưa ẩm nên định kì 3 ngày bạn tưới một lần cho cây. Nếu thiếu nước ở giai đoạn sinh trưởng cây sẽ còi cọc chậm lớn. Thời điểm hoa đậu quả nếu thiếu nước thì có thể gặp tình trạng rối loạn quá trình thụ phấn và từ đó đậu ít quả

3.4. Bón phân

Thời kì bón thúc cho cây năm đầu tiên chia làm 3 lần mỗi lần cách nhau 3 tháng. Lượng phân bón sẽ tùy vào dinh dưỡng của đất và tình trạng sức khỏe của cây mà bón cho phù hợp. Nếu bón quá nhiều cây có thể bị xót mà chết.

Lượng phân bón trung bình khoảng 0,5kg phân Đạm, 0,5kg phân Kali và 1kg phân Lân. Bón đều quanh gốc hoặc hòa với nước rồi tưới cho gốc cây.

Đến thời kì cho thu hoạch đều thì căn cứ vào sản lượng thu hoạch vải năm trước để đánh giá lượng dinh dưỡng cây đã lấy đi của đất bao nhiêu từ đó bón cho phù hợp. Thông thường mỗi năm bón lượng phân bón tăng thêm khoảng 10%.

3.5. Một số sâu bệnh gây hại

Bệnh mốc sương (Pseudoreronospora sp):

Đặc điểm gây hại: Bệnh gây hại trên chùm hoa, lá đặc biệt là quả sắp chín và chín làm chùm hoa biến mầu đen, quả thối và  rụng..

Phòng trừ: + Sau thu hoạch cắt tỉa cành khô, cành bệnh, tiêu hủy để hạn chế nguồn bệnh. Phun phòng bằng Boocdo (1%), Oxiclorua Đồng (0,3%). Khi thấy xuất hiện bệnh trên hoa quả,  dùng Ridomil MZ-72 (0,2%) để phòng trừ.

Bệnh sém mép lá (Gloeosporium sp):

Đặc điểm gây hại: Bệnh do nấm gây ra làm cho các mô lá bị tổn thương tạo thành các vết khô ở đầu và mép lá. Bệnh phát sinh vào tháng mùa mưa 7, 8, 9, gây hại nặng vào tháng 2, 3, 4.

 Phòng trừ: + Cắt bỏ những cành lá bị bệnh đem đốt tránh lây lan nguồn bệnh.

                  + Phun Boocdo 1%, Ridomil MZ-72  0,2%.

Bệnh thán thư (Colletotrichum gloeosporioides Penz.)

Đặc điểm gây hại: Bệnh do nấm gây ra tạo thành các vết khô ở đầu và mép lá và các đốm trên mặt lá, ranh giới giữa mô khoẻ và mô bệnh  phân biệt rõ rệt. 

 Phòng trừ:  + Sau thu hoạch cắt tỉa cành khô, cành bệnh, gom lại và tiêu hủy.

                 + Phun phòng thuốc vào vụ thu đông bằng Score 0,05%, Oxiclorua Đồng 0,3%, Bavistin 0,1%. 

 3.6. Đặc điểm cây giống

Cây hiện nay chủ yếu được nhân giống bằng phương pháp ghép mắt, đoạn cành, giữ nguyên được những phẩm chất tốt của cây mẹ.

Cây giống có chiều cao 50-60cm đảm bảo khỏe mạnh, đủ tiêu chuẩn để xuất vườn.

3.6. Địa điểm mua cây Uy tín, chất lượng

Để mua được cây giống uy tín, chất lượng. Qúy khách vui lòng liên hệ:

Công ty TNHH Phát triển giống cây trồng và Hạ tầng cảnh quan Hà Hùng -Thôn Đào Xuyên, xã Đa tốn, huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội.

ĐT: 0975.38.38.36 – 08.33.38.38.36

Bên công ty chúng tôi có đầy đủ các chủng loại giống cây các loại như: Cây giống ăn quả, cây Nhập khẩu, cây lâm nghiệp, cây công trình, hoa cây cây, vật tư nông nghiệp chất lượng cao,…

Công ty chúng tôi luôn bảo hành về chất lượng giống cho quý khách, cam kết chuẩn giống đến khi cây ra hoa, đậu quả và thu hoạch. Xuất hóa đơn GTGT cho quý khách có nhu cầu,…

 

 

Các nội dung Hướng dẫn mua hàng viết ở đây