CÂY GIỐNG TRÁM ĐEN

Viết đánh giá
Trạng thái: Còn hàng
35.000₫ Giá gốc: 40.000₫ (-12%)
CÂY GIỐNG TRÁM ĐEN I. GIỚI THIỆU VỀ CÂY TRÁM ĐEN Ở nước ta, cây trám đen thường mọc tự nhiên rải rác trong các khu rừng nhiệt đới, lá rộng thường xanh, từ các tỉnh vùng núi phía Bắc đến miền...

CÂY GIỐNG TRÁM ĐEN

I. GIỚI THIỆU VỀ CÂY TRÁM ĐEN

Ở nước ta, cây trám đen thường mọc tự nhiên rải rác trong các khu rừng nhiệt đới, lá rộng thường xanh, từ các tỉnh vùng núi phía Bắc đến miền Trung và Tây Nguyên.

Là cây gỗ lớn, cao 25-30m, đường kính 40-50cm. Thân tròn thẳng, gốc hơi có múi, phân cành cao. Tán dày, rộng, thường xanh, có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới châu Phi và miền nam châu Á.

Quả khi non có màu xanh nhạt, khi chín có màu tím đen, thịt màu hồng thẫm, mỗi quả có một hạt. Mùa hoa tháng 4-5, quả chín tháng 10-12.

 Trám đen là đặc sản quý của các tỉnh trung du miền núi phía bắc. Trồng trám cho hiệu quả kinh tế cao, cây trám từ 7 – 10 năm tuổi cho thu 2 – 3 tạ quả/năm.

II. YÊU CẦU ĐIỀU KIÊN SINH THÁI

Cây ưa sáng, mọc nhanh, tái sinh hạt và chồi rất mạnh. Cây con mọc khoẻ và chịu bóng. Ưa đất còn tính chất đất rừng, mùn khá, pH=4-5.

Phân bố trong rừng tự nhiên lá rộng ẩm thường xanh ở miền Bắc và cả Tây Nguyên ở độ cao dưới 1000m so với mực nước biển, nhiệt độ bình quân 20-24oC, lượng mưa 1500-2500 mm. 

III. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY.

3.1. Thời vụ và mật độ trồng cây.

Đối với các tỉnh vùng núi phía Bắc thích hợp nhất là trồng vào vụ xuân hè (tức từ tháng 2 đến tháng 4 dương lịch) hoặc vụ hè thu (từ tháng 6 đến tháng 8 dương lịch).

Các tỉnh Miền Trung: Trồng vào vụ thu đông (từ tháng 8 đến tháng 12 dương lịch).

Các tỉnh Tây Nguyên và Nam Bộ trồng vào vụ hè thu từ tháng 6 đến tháng 9 dương lịch.

Mật độ trồng: 400-500 cây/ha với cự li cây cách cây 4-5cm, hàng cách hàng 5m.

3.2. Làm đất và đào hố trồng cây.

Làm đất trồng trám đen theo phương thức cục bộ, dùng dụng cụ chuyên dùng đào hố thủ công theo kích thước hố là 40 x 40 x 40 cm hoặc 60 x 60 x 50 tùy theo đặc điểm ở từng nơi trồng rừng, nơi đất tốt.

Đào hố xong tiến hành bón lót, nơi đất xấu bón từ 5 – 10 kg phân chuồng hoai mục + 0,3 kg NPK (NPK 5:10:3). Nơi đất tốt bón lót từ 2 – 3 kg phân chuồng hoai mục + 0,3 kg NPK (NPK 5:10: 3).

Sau khi bón lót thì lấp đất xuống hố, lưu ý lấp đất đến đâu đảo phân đều đến đó và đầy miệng hố. Công việc cuốc hố phải hoàn thành trước khi trồng ít nhất 1 tuần

3.3. Một số phương thức trồng trám đen phổ biến hiện nay

Phương thức trồng tập trung thuần loài

- Phương thức trồng được áp dụng ở một số nơi như Hòa Bình, Bắc Giang và Thanh Hóa.

- Có thể thuần loài trên đất trồng có cây phù trợ hoặc không có cây phù trợ. Mật độ trồng 1.600 cây/ha (cây cách cây 2 – 3 m).

- Cây giống thường gieo từ hạt hoặc cây ghép.

Phương thức trồng rừng hỗn loài

- Phương thức trồng phổ biến ở một số tỉnh vùng núi phía Bắc. Có thể trồng trám đen với các loài cây lá rộng bản địa như lim xanh, trám trắng, chẹo, … được trồng với mật độ là 1.600 cây/ha (cây cách cây 2 – 3 m), tỷ lệ giữa các loài khác với trám đen là như nhau.

- Có thể trồng trám đen hỗn loài trong rừng thứ sinh nghèo kiệt, hoặc trảng cây bụi dày sau nương rẫy. Mật độ trồng là 500 cây/ha, khoảng cách cây cách cây 4 – 5 m.

- Cây giống áp dụng thường là cây con gieo từ hạt.

 Phương thức trồng cây phân tán hay nông lâm kết hợp

- Phương thức trồng phổ biến ở các tỉnh Trung Du vùng núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ.

- Mỗi gia đình có thể trồng một vài chục cây, nhiều nhất không quá 100 cây trên nương rẫy theo phương thức nông lầm kết hợp, hay trồng xen với cây ăn quả trong các vườn hộ hay rừng.

 - Mật độ trồng cây thường 500 cây/ha, khoảng cách cây cách cây từ 4 – 5 m.

3.4. Chăm sóc cây sau trồng

Năm thứ nhất: Phát dọn 2 lần + vun xới gốc 2 lần, xới vun gốc với đư­ờng kính 0,7-0,8m, tra dặm cho đủ mật độ, không để trâu, bò, dê ăn lá, dế, mối cắn cây.

- Năm thứ 2: Vẫn phát 2 lần + xới vun gốc 2 lần, bón thúc 0,1 kg NPK/cây, tra dặm cho đủ mật độ, phòng tránh gia súc ăn lá, rễ, mối cắn cây.

- Năm thứ 3: Phát dọn 2 lần vào vụ Xuân và cuối Thu. Mở rộng đư­ờng kính xới, dãy cỏ lên 1-1,2m, phòng chống gia súc ăn lá.

- Đến năm thứ 5, cần tỉa bỏ những cành non sâu bệnh, xới vun gốc và bón thúc thêm mỗi cây 6-8 kg phân chuồng + 1-2kg NPK để tạo điều kiện tốt cho cây phát triển, ra hoa kết quả. Nếu đất tốt, đến năm thứ 6 cây sẽ có quả và cho thu hoạch được 50 năm liên tục, lúc đó cây có chiều cao 25m.

3.5. Đặc điểm cây giống

Cây được nhân giống bằng phương pháp ghép mắt, đảm bảo giữ nguyên được những phẩm chất tốt của cây mẹ.

Chiều cao cây giống 80cm-1m, chiều cao mắt ghép 25-20cm đảm bảo khỏe mạnh và sạch bệnh, đủ tiêu chuẩn để xuất vườn.

3.6. Địa điểm mua cây Uy tín, chất lượng

Để mua được cây giống uy tín, chất lượng. Qúy khách vui lòng liên hệ:

Công ty TNHH Phát triển giống cây trồng và Hạ tầng cảnh quan Hà Hùng -Thôn Đào Xuyên, xã Đa tốn, huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội.

ĐT: 0975.38.38.36 – 08.33.38.38.36

Bên công ty chúng tôi có đầy đủ các chủng loại giống cây các loại như: Cây giống ăn quả, cây Nhập khẩu, cây lâm nghiệp, cây công trình, hoa cây cây, vật tư nông nghiệp chất lượng cao,…

Công ty chúng tôi luôn bảo hành về chất lượng giống cho quý khách, cam kết chuẩn giống đến khi cây ra hoa, đậu quả và thu hoạch. Xuất hóa đơn GTGT cho quý khách có nhu cầu,…

 

 

 

Các nội dung Hướng dẫn mua hàng viết ở đây