Sâu bệnh hại và biện pháp phòng trừ trên cây cam

CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN GIỐNG CÂY TRỒNG VÀ HẠ TẦNG CẢNH QUAN HÀ HÙNG 03/04/2021
Sâu bệnh hại và biện pháp phòng trừ trên cây cam

 

I. BỆNH HẠI TRÊN CÂY CAM.

1.1. Vàng lá thối rễ.

Nguyên nhân gây bệnh.

Do nấm và tuyến trùng gây hại. Tuyến trùng và nấm Phytophthora xâm nhập rễ tạo ra các vết thương hoặc làm giảm khả năng miễn dịch của bộ rễ, từ đó tạo điều kiện cho nấm Fusarium solani xâm nhập gây hại.

Điều kiện ẩm độ cao của đất là yếu tố thích hợp nhất để cho bệnh phát triển và lây lan.

Triệu chứng bệnh.

Gân lá có màu vàng trắng, phiến lá ngã màu vàng xanh và sau đó rụng đi.

Cây bị bệnh cho nhiều chồi ngắn, lá nhỏ, nhiều hoa, trái, trái chua và cuối cùng cây chết hẵn. Đào rễ lên thấy phía cành rụng lá rễ bị thối, vỏ rễ tuột khỏi phần gỗ, gỗ bị sọc nâu lan dần vào rễ lớn.

Bệnh nặng tất cả rễ bị thối và cây chết

Cây bị bệnh là cho trái chất lượng kém, dễ bị rụng, năng suất giảm đáng kể.

Nếu không có phương án điều trị kịp thời sẽ lây lan rất nhanh cho các cây trong vườn.

Phương pháp phòng trị bệnh.

Duy trì độ ẩm thích hợp cho vườn. Đất tơi xốp không bị úng nước

Đảm bảo mật độ gieo trồng vừa phải, nước tưới phải sạch, dụng cụ chăm sóc phải được khử trùng

Trồng nơi đất cao, thoát nước tốt, nếu vườn thấp phải làm bờ bao

Nếu phát hiện sớm, cắt bỏ rễ bị thối, bôi thuốc vào vết cắt.

Bón thêm phân lân, kali hoặc tưới MKP để cây phục hồi nhanh hơn.

Cây mới chớm bệnh tưới thuốc nhóm Benomyl, nhóm Metalaxyl (Ridomil 72 WP) nhóm Carbendazim (Carbenzim 500FL, Derosal 50 SC).

Bón phân chuồng hoai mục + tưới Tricô - ĐHCT liều lượng 7-10g/gốc.

1.2. Bệnh vàng lá gân xanh Greening

Nguyên nhân gây bệnh.

Do sự xuất hiện của loài vi khuẩn Liberobncter nsinticum mà chính là do loài rầy chống cánh lây truyền.

Triệu chứng bệnh

Đối với quả khi mắc bệnh sẽ có hình dạng không đẹp mắt, tâm bị lệch, quả nhỏ, hạt hỏng màu nâu. Đối với lá, lá sẽ bị nhỏ và chuyển dần sang màu vàng dần dần sẽ rụng. Đối với rễ, khi cây nhiễm bệnh sẽ thối dẫn đến chết cả cây.

Các lá bị nhiễm bệnh có thể bị rụng sớm, trong một vài tháng hoặc và năm tất cả các cành cây bị khô đi và tàn lụi.

Biện pháp phòng trừ.

 Sử dụng cây giống sạch bệnh

 Trồng sen ổi để xua đuổi rày chổng cánh.

 Phun thuốc phòng trừ môi giới truyền bệnh (Rầy chổng cánh)

 Cắt bỏ tất cả các cành bị bệnh đem đốt

 Bón phân cân đối tăng sức đề kháng và chống chịu của cây

1.3. Bệnh loét trên cây cam.

Nguyên nhân gây bệnh.

Do tác động của loại vi khuẩn có lông mao, háo khí Xanthomomas campestris pv. citri (Hasse) Dye gây nên.

Triệu chứng bệnh.

Lá non ban đầu khi mới bị bệnh sẽ xuất hiện những chấm nhỏ màu vàng mặt dưới lá sau chuyển dần sang màu nâu nhạt hoặc màu trắng dần dần lá sẽ rụng.

Đối với quả, quả khi mắc bệnh sẽ không được nhẵn mà sẽ xù xì nhìn rất xấu, thêm vào đó sẽ xuất hiện các chấm màu nâu, quả nhanh khô và bị nặng sẽ dễ rụng.

Đối với thân và cành, khi mắc bệnh sẽ không nhẵn mịn, vết bệnh thường vào khoảng 5 – 15 cm.

Cây sẽ bị rụng quả và rụng lá, nhanh tàn, thân, cành sẽ xấu rõ rệt, không nhẵn.

Biện pháp phòng trừ.

Cắt tỉa cành cho cây thông thoáng. Khi cây mới chớm bệnh cần cắt và loại bỏ những chỗ bị bệnh trên cây đặc biệt là lá non và quả non.

Hệ thống tưới tiêu tốt, không nên trồng quá dày, chất lượng quả không cao, năng suất thấp mà vườn cây dễ nhiễm bệnh cũng như lây bệnh nhanh.

Chọn giống cây không nhiễm bệnh, kháng bệnh tốt.

Khi cây đã bị bệnh không nên tưới nước lên các tán cây điều này dễ làm tán cây nhanh lây bệnh. Chú ý cân đối lượng nước tưới cho phù hợp.

Chú ý kali rất tốt cho sự phát triển của cây khi cây đang mắc bệnh, đạm và phân bón lá tuyệt đối không bón cho cây.

Khi cây mới ra lộc non hoặc bệnh mới chớm cần phun thuốc Boocđô 1%, Boocđô + zineb…cho cây. Hòa dung dịch trên với nước rồi phun khoảng 3 lần mỗi lần cách nhau hai tuần.

1.4. Bệnh thối gốc chảy nhựa.

Nguyên nhân gây bệnh.

Bệnh thối gốc chảy nhựa nguyên nhân chính là do sự tác động của nấm Phytopthora sp.

Triệu chứng bệnh.

Thân cây bị thối, úng nâu sau đó một vài ngàu sẽ khô và nứt đồng thời chảy mủ. Rễ thối, không phát triển. Lá vàng. Quả thối dần và rụng.

Biện pháp phòng trừ.

Thường xuyên chú ý thăm vườn cây để phát hiện kịp thời tránh tình trạng để lâu cây bị nặng khó chữa.

Khi thấy bệnh hại cam vừa mới xuất hiện cần loại bỏ vùng bệnh bằng cách có thể dùng dao để cạo lớp bệnh sau đó bôi các loại thuốc như: Aliette 80 BHN, Copper B.

Tỉa cành, tỉa lá, loại bỏ các lá, cành bị hỏng tránh việc lây lan. Các quả đã nhiễm bệnh cần tiêu hủy ngay.

Trồng cây trên đất xốp và thoát nước nhanh

II. SÂU HẠI TRÊN CÂY.

2.1. Sâu vẽ bùa.

Do sâu non đục vào lá gây nên những đường ngoằn ngoèo, thường đi chung với bệnh loét gây nên. 

Đặc điểm gây hại

Tập trung phá hoại thời kỳ lộc non, nhất là lộc xuân. Trưởng thành đẻ trứng vào búp lá non, sâu non nở ra ăn lớp biều bì lá, tạo thành đường ngoằn ngèo, có phủ sáp trắng, lá xoăn lại, cuối đường cong vẽ trên mặt lá có sâu non bằng đầu kim. Sâu phá hoại mạnh ở tất cả các tháng trong năm (mạnh nhất từ tháng 2 đến tháng 10).

Biện pháp phòng trừ.

Thường xuyên tỉa cành, bón phân hợp lý, điều khiển sự ra chồi sao cho đồng loạt để hạn chế sư lây nhiễm liên tục trong năm. Và phun thuốc sớm ngay từ giai đoạn cây ra lộc non.

Sử dụng 1 trong các loại thuốc: Phosphomidon, Dimethoate, Trigard, Abamectin và Dimilin có hiệu qủa phòng trị tốt sâu vẽ bùa. 

2.2. Sâu đục thân

Đặc điểm gây hại.

Con trưởng thành đẻ trứng vào các kẽ nứt trên thân, cành chính. Sâu non nở ra đục vào phần gỗ tạo ra các lỗ đục, trên vết đục xuất hiện lớp phân mùn cưa đùn ra.

Biện pháp phòng trừ.

 Bắt diệt trưởng thành (Xén tóc)

 Phát hiện sớm vết đục, dùng dây thép nhỏ luồn vào lỗ đục để bắt sâu non 

 Sau thu hoạch (tháng 11 - 12) quét vôi vào gốc cây để diệt trứng

 Phun các loại thuốc xông hơi như Ofatox 400 EC 0,1%; Supracide 40ND 0,2% sau sau đó dùng đất dẻo bít miệng lỗ lại để diệt sâu.

2.3. Nhện

Đặc điểm gây hại:

+ Nhện đỏ (Panonychus citri): Nhện đỏ rất nhỏ, màu đỏ thường tụ tập thành những đám nhỏ ở dưới mặt lá, hút dịch lá làm cho lá bị héo đi. Trên lá nơi nhện tụ tập thường nhìn trên mặt lá thấy những vùng tròn lá bị bạc hơn so với chỗ lá không có nhện và hơi phồng lên nhăn nheo. 

+ Nhện trắng (Polyphagotarsonemus latus): Phát sinh chủ yếu ở trong những thời kỳ khô hạn kéo dài và ít ánh sáng (trời âm u hoặc cây bị che bóng bởi các cây khác). Nhện trắng là nguyên nhân chủ yếu gây ra rám quả, các vết màu vàng sáng ở dưới mặt lá.

Biện pháp phòng trừ

Để chống nhện (nhện đỏ và nhện trắng) dùng thuốc Comite, Ortus 50EC, Pegasus 250 pha nồng độ 0,1 - 0,2% phun ướt cả mặt dưới lá và phun lúc cây đang ra lộc non để phòng. Nếu đã bị nhện phá hại phải phun kép 2 - 3 lần, mỗi lần cách nhau 5 - 7 ngày bằng những  thuốc trên hoặc phố trộn 2 loại với nhau hoặc với dầu khoáng trừ sâu.
2.4. Rệp hại

Đặc điểm gây hại

Chủ yếu hại trên các lá non, cành non, lá bị xoắn rộp lên, rệp tiết nước nhờn khiến lá bị muội đen.: 

Rệp cam: Chủ yếu gây hại trên các cành non, lá non. Lá bị xoăn, rộp lên. Rệp tiết ra chất nhờn (gọi là sương mật) hấp dẫn kiến và nấm muội đen.

+ Rệp sáp (Planococcus citri): Trên mình phủ 1 lớp bông hoặc sáp màu trắng, hình gậy, hình vảy ốc, có thể màu hồng hoặc màu xám nâu. Những  vườn cam hoặc cây cam ở gần ruộng mía thường hay bị từ mía lan sang.

Phòng trừ: Dùng Sherpa 25EC hoặc Trebon pha với nồng độ 0,1 - 0,2% phun 1 - 2 lần ở thời kì lá non. Khi xuất hiện rệp, muốn trị có hiệu quả cần pha thêm vào thuốc 1 ít xà phòng để có tác dụng phá lớp sáp phủ trên người rệp làm cho thuốc dễ thấm.

Chúc bà con có vụ mùa bội thu!!!

 

 

 

 

 

Viết bình luận của bạn:

Bài viết liên quan