I. SÂU HẠI TRÊN CÂY.
1.1. Sâu đục thân cành (Apriona germeny hope)
Đặc điểm gây hại.
Con trưởng thành đẻ trứng vào các kẽ nứt trên gốc, thân cây và cành chính. Sâu non nở ra đục vào phần gỗ tạo thành lỗ đục, trên lỗ đục xuất hiện lớp phân mùa cưa đùn ra.
Biện pháp phòng trừ.
Với sâu trưởng thành: Dùng vợt hoặc bắt bằng tay đối với cả 3 loại xén tóc trong thời gian con trưởng thành vũ hoá và đẻ trứng từ tháng 4 đến tháng 6 dương lịch.
Diệt sâu non bằng cách cắt hoặc bẻ cành non bị héo, quan sát tìm các lỗ đục có phân còn mới. Dùng que sát chọc vào đường đục diệt sâu hoặc dùng bơm tiêm bơm thuốc vào đường đục rồi bít chặt bằng đất sét.
Sử dụng các loại thuốc
+ Dipterec 0,1- 0,2%, nên thêm 1.2 chén rượu trằng cho 1 bình 10 lít.
+ Sherpa 25EC 10-15ml/bình 10lít.
+ Bi 5850EC pha 20--25ml/ bình 1 lít
Các loại thuốc trên phun đều trên tán cây. Phun vào tháng 4 - 6 nhằm diệt sâu non mới nở trước khi đục vào thân cành.
1.2. Bọ xít nâu (Tessaratoma papillosa)
Đặc điểm gây hại.
Bọ xít non và trưởng thành chính hút đọt non, cuống chùm hoa và cuống quả tạo thành các vết châm màu nâu đen. Lá khô cháy, hoa quả bị rụng. Khi quả lớn, bọ xít châm làm cho quả thối rụng.
Chúng trưởng thành qua đông vào tháng 1, 2 sau đó đẻ trứng vào tháng 2, 3, 4 trên đọt non, chùm hoa (trứng dạng hình cốc, xếp thành 2 hàng, mỗi hàng 7-8 quả).Trong năm bọ xít gây hại nặng từ tháng 3-7. Mật độ cao nhất vào giai đoạn quả hình thành đến khi chín.
Biện pháp phòng trừ.
Rung cây bắt bọ xít trưởng thành vào các đêm tối tháng 2-3 trời lạnh. (dưới gốc trải nilon hay quét sạch để dễ thu gom).
Đối với cây đang giai đoạn hoa, quả non tiến hành bắt thủ công, bắt giết các ổ trứng, ổ bọ xít non.
Sử dụng thuốc hoá học:
+ Dipterex nồng độ 0.1- 0,2% (thêm 50 ml rượu/bình 10 lit)
+ Sherpa 25EC nồng độ 10-15 ml/10lit nước.
Nếu mật độ cao phun kép 2 lần cách nhau 10-15 ngày.
1.3. Sâu đục cuống quả (Conopomorpha sinensis Bradley)
Đặc điểm gây hại.
Sâu non sau khi nở đục vào cuống quả gây hại.
Trong 1 quả có thể có từ 1 đến vài sâu non, thậm chí 5 - 10 con. Sâu non thải phân ngay tại vị trí gây hại.
Sâu non đục từ cuống quả vào ăn hạt non, cùi làm cho hạt bị rỗng, rụng. Mặt khác, vết đục của sâu tạo điều kiện cho nấm, vi khuẩn xâm nhập gây hiện tượng thối rụng quả.
Sâu thường tấn công và làm trái rụng rất nặng vào giai đoạn trái lớn (khi trái đã có cơm) và trái bị thiệt hại nhiều nhất vào giai đoạn trái gần thu hoạch.Cây bị hại có biểu hiện: quả non rụng nhiều, quả chín bị thối, rụng, phần núm quả ăn có lẫn nhiều mùn (phân sâu), quả không rụng thì nhỏ, chín muộn.
Biện pháp phòng trừ.
Quét dọn cành lá khô, quả rụng làm giảm nguồn sâu.Khống chế lộc đông.Thường xuyên thăm vườn phát hiện sớm sâu hại để xử lý kịp thời.
Phun thuốc phòng vào các tháng 3, 4, 5 và trước thu hoạch 15 – 20 ngày để phòng trừ.
Thời điểm phun thuốc đưa lại hiệu quả cao nhất khi: Quả non bằng hạt đậu tương; Quả đang phát triển (từ 20 - 30/5 đối với vải muộn). Nếu điều tra thấy mật độ sâu cao nên phun kép 2 đợt, cách nhau 5 - 7 ngày.
Các loại thuốc sử dụng gồm: Thuốc Cyperan 10 EC; Javitin 3.6; Emalusa 20,5 EC; Tasieu hoặc Peran 50 EC.
Nồng độ sử dụng theo hướng dẫn ghi trên bao bì.
1.4. Sâu đục Quả (Conogethes punctiferalis (Guenée)
Đặc điểm gây hại.
Con cái hoạt động vào ban đêm, đẻ trứng rải rác ở gần cuống (hoặc trên thân) của những trái còn non.Sâu tấn công và gây hại từ lúc trái còn rất nhỏ (trái bằng ngón tay cái) đến trái lớn, sắp thu hoạch và thiệt hại nặng nhất vào lúc trái sắp thu hoạch. Khi bị sâu hại, trái thường bị thối rất nhanh.
Tại những lỗ đục sâu đùn phân ra ngoài. Nếu gặp nước mưa hay gặp ẩm độ không khí cao, xung quanh lỗ đục sẽ bị thối và chuyển dần sang màu nâu đen.
Biện pháp phòng trừ.
Vệ sinh vườn bằng cách thu gom những trái bị nhiễm đem tiêu hủy.
Cắt tỉa cành sau khi thu hoạch cho vườn thông thoáng.Dùng bẫy đèn với ánh sáng đen (Black light) để bẩy trưởng thành. Có thể sử dụng bao quả để giảm thiệt hại.
Phun thuốc nếu có 1% số quả trong vườn bị tấn công, có thể dùng các loại thuốc như Sherpa, Karate, Polytrin, … liều lượng như khuyến cáo. Chú ý thời gian cách ly của mỗi loại thuốc để bảo đảm an toàn cho nguời sử dụng.
1.5. Rệp sáp.
Đặc điểm gây hại.
Gây hại trên các bộ phận của cây như cành, lá, hoa, quả. Cả ấu trùng và trưởng thành đều chích hút nhựa cây, trong quá trình gây hại chúng thải ra mật thu hút nấm bồ hóng, sự phát triển của nấm bồ hóng trên tán lá làm giảm khả năng quang hợp của cây, giảm giá trị thương phẩm.
Biện pháp phòng trừ.
Phun nước vào tán cây để rửa trôi rệp. Nên tỉa bỏ quả bị nhiễm ở giai đoạn đầu để tránh gia tăng mât độ rệp sáp.
Tìm diệt các loại kiến có hại để hạn chế sự lây lan.Hạn chế trồng xen với những cây dễ nhiễm rệp sáp như đu đủ, ...
Phun thuốc khi thấy mật số cao bằng các loại thuốc như: Sherpa; Trebon hoặc Actara phun đều lên tán chủ yếu vào các chùm hoa, quả. ...Khi phun có thể kết hợp các loại chất bám dính để tăng hiệu quả của thuốc.
1.6. Rệp hại vải nhãn.
Đặc điểm gây hại.
Rệp thường phát sinh gây hại trên lá và chồi non, gây hại nặng trên nụ và trên hoa khi thời tiết ấm áp và độ ẩm không khí cao từ 80->90%. Chúng chích hút dinh dưỡng của các bộ phận non, làm cho các bộ phận này khô và biến dạng
Đặc biệt vào những năm có mùa xuân ấm và ẩm thì thiệt hại rõ rệp gây nên rất nặng.
Biện pháp phòng trừ.
Cắt bỏ những cành vượt hoặc những cành nhỏ nằm trong tán, những cành này ít có khả năng ra hoa cho quả, lại tiêu tốn dinh dưỡng của cây và tại môi trường thuận lợi cho rệp muội phát triển nhanh.
Trước khi nở hoa diệt nguồn rệp lưu trữ qua đông nhằm hạn chế phát triển số lượng rệp khi gặp thời tiết thuận lợi.Biện pháp hoá học: để đảm bảo tiêu chuẩn VIETGAP cần lưu ý:Chỉ sử dụng thuốc BVTV khi mật độ rệp vượt quá ngưỡng gây hại kinh tế
Các loại thuốc sử dụng:Sherpa 25EC nồng độ 0.1%.Sumicidin 50EC nồng độ 0.1%Liều lượng phun 600- 800 lít dung dịch/ha thuốc pha nồng độ áp dụng như hướng dẫn trên bao bì.
1.7. Nhện lông nhung.
Đặc điểm gây hại.
Nhện chích hút mô lá, hoa quả, hút dinh dưỡng
Khi lá non hình thành thì mặt dưới lá xuất hiện triệu chứng lông nhung, lúc đầu màu xanh lục nhạt, sau đó có màu trắng bạc, dần chuyển sang màu vàng sáng và cuối cùng là màu vàng nâu rồi nâu sẫm. Đến lúc này, nhện di chuyển sang các chồi non hoặc sang các cây khác tiếp tục phát triển gây hại.
Bộ phận bị hại dị dạng, nhăn nhúm, phồng rộp. Tạo điều kiện cho nấm xâm nhập gây hại tạo thành lớp nấm xốp màu trắng (như nhung), sau chuyển thành màu nâu, nâu đen. Cây bị hại lá quăn queo, giòn, rụng sớm. Hoa quả hay bị rụng.Nhện còn hại trên cuống hoa và quả non, làm cho cuống chùm hoa cong queo, hoa, quả non bị rụng
Nhện trưởng thành qua đông, bắt đầu sinh sản vào vụ xuân (tháng 3) Gây hại nặng vào cuối xuân và vụ thu. lây lan nhờ gió và động các loại động vật khác.
Biện pháp phòng trừ.
Cắt tỉa cành cho vườn cây thông thoáng.
- Cắt hết cành lộc bị hại khi tỉa cành tạo tán
- Thu gom lá rụng, cắt bỏ các cành bị hại nặng đem đốt để giảm bớt nguồn lây lan
.Chăm sóc cho cây ra lộc tập trung.
Đối với lộc đông cần hạn chế nhằm cắt đứt nguồn thức ăn
Sử dụng các loại thuốc hoá học:Lưu huỳnh vôi nồng độ 0,2 - 0-,3 0B. Ortus 5EC nồng độ 7-8ml/10 lit nước Comite 73EC nồng độ 7-8ml/10 lit nước Pegasus 500 SC nồng độ 8 -10 ml/10 lit nước Regent 800 WG nồng độ 1g/10 lit nước
Phun vào mặt sau của lá, tập trung vào phần có nhiều lộc lá non, chùm hoa và quả non.
+ Đối với cây bị hại nặng nên kết hợp ngắt bỏ bớt các cành bị hại và phun kép 2 lần cách nhau 8-10 ngày.
+ Trong điều kiện trời khô hanh, không có mưa phùn không nên phun thuốc.
+ Đảm bảo thời gian cách ly, trước khi thu hoạch 3 tuần không phun thuốc.
II. BỆNH HẠI TRÊN CÂY.
2.1. Bệnh sương mai.
Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh do một loại nấm có tên khoa học là Peronophythora litchii gây nên.
Điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển là: độ ẩm không khí cao, nhiệt độ từ 22- 25oC. Hàng năm vào vụ xuân mưa liên miên hoặc vụ thu hoạch quả gặp mưa, nấm phát triển nhanh nhất là trên các cây nhãn, vải cành lá chồng liền nhau hoặc trong tán cây rậm rạpBệnh gây hại từ thời kỳ ra hoa, đậu quả đến khi thu hoạch, nhưng nguy hiểm hơn cả là thời kỳ ra hoa kết quả.
Triệu chứng bệnh
Trên lá: vết bệnh lan dần từ mép lá vào và từ và mút xuống. Cây bị hại nặng viền ngoài lá bị khô và chuyển thành màu nâu.
Trên chùm hoa: chùm hoa xuất hiện các đốm đen nhỏ, sau lan rộng bao cuống nhánh hoa, sau đó toàn bộ chùm hoa biến thành màu nâu đen. Trời khô nắng cuống hoa bị khô, tóp lại. Nếu có mưa ẩm nhánh hoa và cuống hoa bị thối gãy, quả bị rụng
Trên quả: bệnh hại từ lúc quả nhỏ đến quả chín đều bị hại nhưng hại nặng nhất khi quả chín đều sắp thu hoạch gây rụng quả nhiều. Lúc đầu có những vết bệnh không đều đặn màu tối hoặc xám ở trên bề mặt của quả. Khi điều kiện thuận lợi vết bệnh phát triển nhanh làm cho cuống quả và quả có màu đen, nứt ra và chảy nước có mùi chua, thối và có màu vàng nâu, thịt quả nát không ăn được nếu để lâu quả bị bệnh vào đống quả sẽ lây lan sang quả khác.
Biện pháp phòng trừ
Sau khi thu hoạch quả, tiến hành tỉa cành tạo tán cho vườn thông thoáng, thu gom lá rụng chôn đốtKhi cây ra hoa tỉa bỏ các chùm hoa quá dày, các nhánh hoa ở phần đầu và phần cuối chùm hoa
Sử dụng thuốc hóa học Booc đô 1% phun phòng trước và sau khi hoa nở
Khi cây đậu quả sử dụng các loại thuốc như: Ridomi gold 68WP nồng độ 0,2%; Aliette 800 WP nồng độ 0,2 % để phun; Mikal 800WG; Alpine 80WP;Các loại thuốc này cũng có thể sử dụng phun phòng 2 lần, lần 1 trước khi nở hoa 1-5 ngày, lần 2 sau lần thứ nhất 10 - 15ngày.
2.2. Bệnh thán thư
Nguyên nhân gây bệnh.
Do một loại nấm có tên là Collectotrichum gây nên.
Bệnh gây hại phổ biến ở các vùng trồng vải.Nấm gây bệnh ưa điều kiện ấm, ẩm. Nên bệnh phát sinh trong suốt mùa xuân, hè và thu. Đặc biệt trong mùa xuân có mưa phùn bệnh phát triển mạnh.
Triệu chứng bệnh.
Vết bệnh ban đầu có dạng giọt dầu màu vàng, sau chuyển thành màu xám tro. Vết bệnh lan từ mép lá vào, gây đốm lá. Bệnh nặng lá bị cháy từ mép vào làm cho lá bị cháy khô. Trên vết bệnh thường thấy các chấm đen nhỏ. Ranh giới vết bệnh và phần khoẻ có đường viền màu nâu sẫm.
Trên chùm hoa và quả non, ban đầu là vết chấm đen sau phát triển rộng làm cho cả cành hoa chuyển màu đen. Vết bệnh hơi lõm xuống, trời nắng làm khô cành hoa và gây rụng hoa, trời mưa làm hoa rụng càng nhiều.Trên quả bệnh gây hại làm cho quả bị rụng. Bệnh nhẹ trên vỏ quả xuất hiện các đám xanh nhạt hoặc sẫm màu còn gọi là vết chàm.
Biện pháp phòng trừ.
Tỉa cành tạo tán hàng năm sau mỗi vụ thu hoạch làm cho tán cây thông thoáng.
Sử dụng các loại thuốc như Benlat 50WP hoặc Bavistin 50FL nồng độ 0,1% phun với lượng 1- 4 lít thuốc đã pha/cây. Đặc biệt chú ý khi cây ra hoa và các đợt lộc.
Để có hiệu quả cao cần phun đúng lúc khi bệnh mới phát sinh, bệnh nặng phun 2-3 lần cách nhau 7-10 ngày.Trước khi thu hoạch 15 – 20 ngày cần dừng hoàn toàn việc phun thuốc hóa học.
2.3. Bệnh chổi rồng
Nguyên nhân gây bệnh
Do vi khuẩn thuộc nhóm GammaProteobacteria, vi khuẩn này không thể nuôi cấy, sống trong mạch dẫn của cây, đặt biệt là trên các đọt non, hoa. Trung gian truyền bệnh là nhện lông nhung
Triệu chứng bệnh
Chồi lá, hoa không phát triển được và mọc thành chùm. Các lá bị bệnh này không lớn lên được và chụm lại như bó chổi. Bệnh xuất hiện trên hoa thì làm cho hoa kém phát triển và khả năng đậu quả rất kém, quả kém phát triển.
Biện pháp phòng trừ.
Không lấy mắt ghép, vật liệu nhân giống từ những cây có triệu chứng bệnh. Đầu tiên, cần cắt tỉa, thu gom và đem đi tiêu huỷ (đốt) những cành, lá, hoa có triệu chứng bệnh.
Sau đó, phun thuốc trừ nhện khi cây ra nõn non hoa và ngay sau khi cắt tỉa ỏ mỗi lần thu hoạch bằng các loại thuốc như Coníìdor, Ortus, Comite… phun liên tục 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau từ 7 – 10 ngày.
Xử lý dụng cụ nhân giống, dụng cụ cắt tỉa sau khi thu hoạch, khi chuyển từ cây này sang cây khác để tránh hiện tượng lây lan bệnh do Phytoplasma gây ra.
Đặc biệt, đốỉ với những cây còn nhỏ có thể phun dầu khoáng SK Enspray hay DC – Tron Plus với nồng độ 0,5 – 0,75%, phun ướt đều trên tán lá, nhất là lá non
2.4. Bệnh cháy lá.
Nguyên nhân gây bệnh.
Do nấm Pestalotiã paraguariensis sinh ra. Loại nấm này ký sinh yếu nên thưòng phát triển và gây hại trên các lá già hay ở các vưòn nhãn ít chăm sóc và sinh trưởng kém.
Triệu chứng bệnh.
Bệnh gây hại chủ yếu trên lá, nhất là ở các lá già và lá bánh tẻ. Dấu hiệu của bệnh lúc đầu là những chấm nhỏ, ở giữa hoặc đầu lá màu nâu đen, về sau vết bệnh lân lên có hình tròn hoặc góc cạnh, lan rộng trên phiến lá tạo thành những mảng cháy màu nâu, trên đó có những đường vân màu nâu xám, nhạt.
Đặc biệt, trên vết bệnh lâu ngày có những hạt nhỏ li ti màu đen. Sau đó, lá bị vàng khô và rụng.
Biện pháp phòng trừ.
Sau mỗi đợt thu hoạch, cần tiến hành cắt tỉa cành thu gom và tiêu hủy các lá bị bệnh. Tưới nước, bón phân đầy đủ cho cây, nhất là phân hữu cơ giúp cây sinh trưởng phát triển tốt thì sẽ hạn chế được bệnh.
Ngoài ra, còn có thể phun phòng trị bệnh bằng thuốc gốc Mancozeb theo liều lượng hợp lý theo chỉ dẫn.
2.5. Bệnh thối rễ
.Nguyên nhân gây bệnh.
Do nấm Fusarium, hay những nấm đất khác gây ra như Rhizoctonia, Sclerotium. Nấm phát triển thích hợp nhất ở điều kiện nhiệt độ là 30°C.Các bào tử tồn tại rất lâu trong đất, sau đó xâm nhập vào rễ cây hoặc cổ rễ qua các vết xây xát do bị gió lay hoặc côn trùng trong đất cắn phá, ở đất cát cây dễ bị thiệt hại hơn so vối đất thịt.
Triệu chứng bệnh
Trên cổ rễ lúc đầu có những đốm nhỏ màu nâu, sau đó chuyển từ màu nâu đen và lan rộng bao quanh phần và cổ rễ khiến vỏ bị thổi khô, nứt và bong tróc ra để trơ phần gỉ phiá trong.
Nấm có thể ăn sâu vào thân, làm cho thân cây bị khô đen, các rễ phía dưới cũng bị thối đen. Cây mới bị bệnh có biểu hiện sinh trưởng kém, lá bị vàng, nếu cây còn nhỏ thì có thể bị chết khô hoàn toàn.
Cây bệnh đỏ bị đỗ ngã do bộ rễ đã bị hại.
Biện pháp phòng trừ.
Cần thường xuyên kiểm tra vưòn, phát hiện những cây sinh trưởng kém, kiềm tra cỗ rễ, nếu có dấu hiệu bệnh thì phải dùng phun thuốc ngay.
Đối với những cây bị bệnh cần rải vôi, sử dụng phần hữu cơ để tăng cường nguồn dinh dưỡng cho cây, giảm tình trạng bệnh.
2.6. Bệnh khô cành
Nguyên nhân gây bệnh.
Do nấm Phoma sp gây ra. Loại nấm hình thành phân sinh bào tử đơn bào, không màu, hình bầu dục.
Bệnh phát triển và gây hại trên cây nhãn lâu năm, mà những cây ít được chăm sóc.Triệu chứng bệnh. Dấu vết bệnh lúc đầu là hình bầu dục hoặc hình sợi dài, màu nâu, về sau vết bệnh lan rộng ra và có màu nâu đỏ, hơi lõm vào trong vỏ.
Sau một thời gian vết bệnh tiếp tục lây lan quanh cành, vỏ cây bị nứt ra và khô, cuối cùng cả đọan cành phía trên vết bệnh bị héo khô.
Biện pháp phòng trừ
Chăm sóc đầy đủ để cây sinh trưỏng tốt.Sau khi cắt tỉa và chuyển sang cây khác thì người làm vườn nên xử lý dụng cụ dao cắt.
Cần chặt bỏ những cành bị bệnh, tiêu hủy đi. Rồi quét thuốc hoặc nước sơn vào các vết cắt để tránh nhiễm bệnh chỗ vết thương.
Mặt khác, nếu bệnh phát sinh nhiều thì nên dùng thuốc Bordeaux và các thuốc gốc đổng, Zineb, Mancosseb để phun lên cành.
2.7. Bệnh ghẻ cành
Nguyên nhân gây bệnh
Do nấm gây nên.
Triệu chứng bệnh.
Nấm gây hại trên thân, cành tạo thành những vết sần sùi. Vỏ cành bị phồng rộp, sùi lên tạo thành các nốt dễ bóc.
Khi bóc các nốt sần sẽ lộ ra lớp vỏ sáng màu đang bị hại nằm bên dưới.Bệnh phát triển mạnh trên các vườn ít được chăm sóc chu đáo, vườn rậm rạp nhiều cỏ dại, ít được tỉa cành tạo tán.
Biện pháp phòng trừ
Không nên trồng cây với mật độ dày, thường xuyên tỉa cành tạo tán, vệ sinh vườn cây; giữ vườn khô ráo, tránh đọng nước.
Cắt tỉa cành, dọn sạch cỏ dại cho vương thông tháng tạo điều kiện bất lợi cho bệnh phát triển.Tăng cường bón phân hữu cơ, hạn chế bón thừa phân đạm và không được phun phân bón lá lúc cây đang nhiễm bệnh.
Khi cây bị bệnh, nhanh chóng cắt những cành bị bệnh đem ra khỏi vườn tiêu hủy để tránh lây lan sang cây khác.Sử dụng các loại thuốc hóa học gốc chứa đồng như Norshield 86,2 WG, booc đô vv… để phun ở giai đoạn cây ra chồi non. Nếu bệnh nặng, phun từ 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 10 ngày.Dùng thanh tre, cạo bỏ lớp vỏ sần và phun (hoặc bôi) thuốc booc đô.
Chúc bà con có vụ mùa bội thu!!!
Đặng Việt Trả lời
05/12/2021Và không thấy bài viết có chi dẫn về cách dùng thuốc bảo vệ nào để phòng trừ và phân bón để cho cây khoẻ lên.