Quy trình trồng ổi theo tiêu chuẩn Vietgap
1. Quy cách cây giống
Cây giống trồng trong túi bầu polietylen hoặc các vật liệu làm bầu khác với kích thước tương ứng là 10 x 22 cm.
Đối với cây ghép, có tuổi tính từ khi ghép đến khi xuất vườn không quá 18 tháng (gieo hạt đến ghép 10 – 12 tháng, ghép đến xuất vườn 4 – 6 tháng), có sức tiếp hợp tốt, cành ghép và gốc ghép phải phát truyển đều nhau và tách bỏ hoàn toàn dây ghép.
Đối với cây chiết, cây giống phải giữ nguyên được bộ lá ban đầu hoặc có các đợt lộc mới đã phát.
Độ lớn của cây được quy định theo bảng sau:
TT |
CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ |
PHẨM CẤP |
|||
CÂY CHIẾT |
CÂY GHÉP |
||||
Loại 1 |
Loại 2 |
Loại 1 |
Loại 2 |
||
1 |
Chiều cao cây tính từ mặt bầu (cm) |
>70 |
50 - 70 |
>50 |
40 - 50 |
2 |
Đường kính gốc đo cách mặt bầu 5cm |
>2 |
1.5 - 2 |
1 - 1.5 |
0.8 - 1 |
3 |
Đường kính cành ghép đo trên vết ghép 2cm |
- |
- |
>0.5 |
0.4 - 0.5 |
4 |
Chiều dài cành ghép tính từ vết ghép (cm) |
- |
- |
40 |
30 - 40 |
5 |
Số lượng cành cấp 1 |
2 – 3 |
1 – 2 |
2 - 3 |
1 |
2. Quy cách canh tác cây ổi
2.1. Thiết kế vườn trồng
Vườn trồng phải có hệ thống thoát nước tốt. hệ thống tưới chủ động
2.2. Khoảng cách trồng
Khoảng cách thích hợp là 4m x 4m.
Có thể trồng khoảng cách 3m x 3m kết hợp với kỹ thuật cắt tỉa.
2.3. Chuẩn bị hố trồng
Đào hố với kích thước: 60cm x 60cm x 60cm.
Bón lót: mỗi hố trồng bón 30 – 50 kg phân chuồng hoai mục + 0.5kg supelân + 2kg phân hữu cơ vi sinh. Lượng phân này được trộn đều với đất đào dưới hố lên rồi lấp trở lại hố và vun đất xung quanh bầu. Dùng cọc cắm buộc dữ cây tránh gió lay gốc. sau đó tưới đẫm nước vào hố trồng.
2.4. Kỹ thuật trồng
Thời vụ trồng
Thời vụ thích hợp nhất là tháng 2 – 4 và tháng 7 – 8.
Trong điều kiện tưới tiêu chủ động, cây trong bầu, có thể trồng quanh năm.
Cách trồng
Khơi một hố trồng đã chuẩn bị sẵn, bóc túi bầu của cây giống, tránh vỡ bầu. Vùi bầu cây giống xuống và lấy đất nhỏ chèn xung quanh bầu. Dùng cọc cắm buộc giữ cây tránh gió lay gốc.
2.5. Kỹ thuật chăm sóc
Cắt tỉa, tạo tán:
Trong năm đầu tiên, thường xuyên bấm ngọn tạo cho cây có tán tròn, đều, có nhiều cành ở các cấp 1,2 và 3. Vào tháng 12 – 1 năm sau, cắt đầu cành tạo cho cây trong vườn có chiều cao đồng đều và có bộ khung chắc với nhiều cấp cành nhưng tán thấp
Những năm tiếp theo, thường xuyên bấm tỉa cành 15 ngày 1 lần: Cành chưa có hoa, bấm ngọn để lại 4 cặp lá. Cành đã có hoa, bấm ngọn để lại 2 cặp lá phía trên hoa.
Bón phân
Lượng bón: Tổng lượng bón cho cây trong năm: 150gam ure + 200gam Supelân + 150gam kaliclorua.
Cách bón:
Tổng lượng phân bón trong năm được chia đều làm 4 lần vào các tháng 1, tháng 4, tháng 6 và tháng 8. Bằng cách rắc đều nên mặt gốc cây sau những trận mưa hoặc rắc đều nên mặt gốc cây rồi xới nhẹ cho cây phân bị vùi vào đất.
Bón phân cho cây đang cho quả
Lượng bón:
Lượng phân bón thời kỳ cho quả tính theo tuổi cây
Tuổi cây (năm) |
Lượng phân bón/cây/năm |
||||
Phân chuồng (Kg) |
Phân hữu cơ vi sinh |
Đạm ure (g) |
Supe lân (g) |
Kaliclorua (g) |
|
2 – 3 |
30 – 50 |
2 – 3 |
250– 300 |
350 – 400 |
250 – 350 |
4 – 5 |
>50 |
3 – 5 |
400- 500 |
500 – 600 |
400 – 550 |
6 – 7 |
>50 |
650– 800 |
800 -1200 |
650 – 1000 |
Cách bón:
Phân bón làm 4 đợt:
Đợt 1 bón sau khi cắt tỉa vào tháng 1 (chuẩn bị cho cây ra lộc xuân): 40% ure + 50% supelân + 20% kali + 100% phân hữu cơ vi sinh + 100% phân hữu cơ.
Đợt 2 vào tháng 4 ( thúc hoa, quả ): 20% ure + 50% supelân + 30% kali.
Đợt 3 vào tháng 6 ( thúc hoa, quả ): 30% ure + 20% kali.
Đợt 4 vào tháng 8 ( dưỡng quả và dưỡng cây ): 20% ure + 20% kali.
Sử dụng chất điều hòa sinh trưởng:
Tăng cường khả năng đậu quả và thúc quả lớn bằng GA3 50 ppm hoặc NAA 25 ppm phun vào các tháng 4 và 5, mỗi tháng 1 lần.