Sâu bệnh hại và biện pháp phòng trừ trên cây xoài

CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN GIỐNG CÂY TRỒNG VÀ HẠ TẦNG CẢNH QUAN HÀ HÙNG 03/04/2021
Sâu bệnh hại và biện pháp phòng trừ trên cây xoài

I. SÂU HẠI TRÊN CÂY.

1.1. Rầy bông xoài

Đặc điểm gây hại

Xuất hiện nhiều khi cây xoài bắt đầu trổ bông, khi trái phát triển mật độ rầy giảm dần

Cả rầy trưởng thành và rầy non đều gây hại trên hoa, đọt non và lá non. Vết bệnh là lá không phát triển được, lá bị bẻ cong, rìa lá khô, ở trên hoa làm cho phát hoa bị khô và rụng.

Đối với trái sau khi thụ phấn không phát triển và rụng. Khi chích hút rầy còn chích hút ra mật ngọt làm cho nấm bồ hóng phát triển mạnh gây đen bông và trái.

Biện pháp phòng trừ:

Cắt tỉa cành, vệ sinh vườn sau thu hoạch.Trước khi xoài ra bông 1-2 tuần đặt bẫy đèn, dưới bẫy đặt thau nước pha xà bông với dầu hôi để thu hút và diệt rầy trưởng thành.

Nên phun ngừa vào giai đoạn xoài vừa ra nụ hoa khi phát hiện có sự hiện diện của rầy trên lá. Có thể sử dụng các loại thuốc đặc trị như Chess 50WG…Nuôi thiên địch như bọ xít ăn thịt (Revudiidae), ong ký sinh và nấm Verticellium leanii, Hirsutella sp. có thể gây hại cho rầy

1.2. Sâu đục trái (Deanolis albizonalis)

Đặc điểm gây hại.

Sâu non đục vào trái vị trí thường ở cuối trái, phát triển bên trong ăn phá, làm trái bị thối và rụng.

Trái bị sâu đục vào có vết nứt và thối nên có thể dễ dàng phát hiện. Sâu tấn công chủ yếu là phần hột.

Quả bị sâu hại, ở phần chóp quả có một chất lỏng tiết ra ở vết đục và nhanh chóng hình thành một chấm đen. Các đường đục sẽ tạo điều kiện cho nấm, vi khuẩn, ruồi… phát triển làm cho quả xoài bị thối nhanh chóng.

Biện pháp phòng trừ

Thu lượm những quả bị hại đem tiêu hủy để loại bỏ nguồn sâu trong quả.sau khi đậu trái khỏang 1-1,5 tháng nên bao trái bằng giấy xi măng, giấy dầu, bao vải hoặc bao chuyên dung.

Sau thu hoạch có thể cho nước ngập mặt vườn khoảng 36-48 giờ để diệt nhộng

Nuôi thả kiến vàng.Phun thuốc khi sâu non mới nở còn ở bên ngoài quả, có thể sử dụng các hoạt chất Emamectin, Lufenuron…

1.3. Bọ cắt lá (Deporaus marginatus).

Đặc điểm gây hại.

Gây hại nặng trong vườn ươm hoặc ở vườn xoài mới ra đọt non vào mùa khô. Bọ cắt lá gây ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng và ra hoa, do bị làm giảm diện tích lá.

Biện pháp phòng trừ.

Điều khiển cây ra đọt non đồng loạt.Thu dọn các lá bị hại trong vườn đem tiêu hủy.Diệt ấu trùng bằng cách thu gom và hủy diệt các lá bị cắt ở dưới đất.

Với các vườn bị nặng nên cày đất ở phía dưới tán lá cây bị nhiễm, để diệt nhộng trong đất. Phun lên lá non bằng các thuốc có hoạt chất Emamectin.

1.4. Rệp sáp (Pseudococcus spp.)

Đặc điểm gây hại.

Rệp sáp có hình oval (hình bầu dục), thuôn dài. Rệp sáp ở mặt dưới lá, chích hút nhựa lá non, cuống trái, chất thải của rệp tạo điều kiện nấm bồ hống phát triển làm cho trái chậm lớn.

Biện pháp phòng trừ.

Cắt tỉa tiêu hủy cành lá bị hại và tạo điều kiện thông thoáng cho vườn

Bảo tồn thiên địch như: ong ký sinh và bọ rùa... để hạn chế rệp sáp.Dùng thuốc hóa học có hoạt chất Pymetrozin...

1.5. Ruồi vàng, ruồi đục trái.

Đặc điểm gây hại.

Ruồi cái dùng ống đẻ trứng chọc sâu vào vỏ quả, vỏ trái nơi ruồi đục vào có màu đen, mềm, ứ nhựa (mủ), tạo điều kiện cho nấm bệnh tấn công làm thối trái và có thể bị rụng hoặc vẫn đeo trên cây.

Một quả có thể bị nhiều đòi phá hại. Quả bị dòi đục thường bị bội nhiễm các loại vi sinh vật nên thối rất nhanh. Ruồi đục quả phá hại từ khi quả già đến chín.

Biện pháp phòng trừ

Sử dụng bao trái, bao quả có tác dụng hạn chế ruồi rất tốt.Không trồng xen các loại cây ăn trái khác trong vườn. Loại bỏ các cây là ký chủ của ruồi.

Thu hoạch kịp thời, không để quả chín lâu trên cây.Vệ sinh đồng ruộng, vườn trồng, thường xuyên thu, hái và đem tiêu hủy toàn bộ trái rụng trên mặt đất và trái còn đeo trên cây vì là nơi ruồi lưu tồn

Khi quả già chưa chín, phun trừ ruồi và dòi bằng các thuốc có hoạt chất CyromazinePhun bả mồi protein trộn thuốc hóa học để giết trưởng thành cái trước khi đẻ trứng khi trái trưởng thành 1 tuần/lần. Đây là phương pháp hiệu quả và có thể áp dụng đồng loạt cả khu vực.

Khi trái đã già chưa chín, có thể phun các thuốc trừ sâu có hoạt chất Cyromazine (thuốc gốc Cúc tổng hợp) ở thời điểm ruồi vừa để trứng hay trứng vừa nở.

Dùng Pheromone bẫy ruồi đực và phun thuốc có hoạt chất Cyromazine khi ruồi mới đẻ trứng hay giòi mới nở.Sử dụng bẫy màu vàng sẽ hấp dẫn ruồi.

Sử dụng bẫy ViZubon - D dẫn dụ ruồi đực (đặt 5 - 10m/1 bẫy).Dùng thuốc dẫn dụ có chất Methyl Eugenol, bắt chước kích thích tố sinh dục của ruồi cái để dẫn dụ ruồi đực.

Trong thuốc có pha thêm thuốc trừ sâu Naled nên sẽ diệt ruồi đực. Ruồi cái còn lại sẽ đẻ ra trứng không có đực thụ tinh nên trứng không nở được.

1.6. Sâu đục cành non (Alcicodes sp.)

Đặc điểm gây hại.

Con trưởng thành dạng bọ vòi voi màu đen, đầu dài, râu hình dùi đục gây hại rất phổ biến trên xoài. Chúng dùng vòi đục nhiều lỗ liên tiếp, thẳng hàng trên cành non, gần các lá non và đẻ trứng, sâu non trắng đục, đầu vàng nâu.

Sâu non đục bên trong cành và hướng vào thân cây, làm đọt bị chết khô, sau đó, làm nhộng ngay trong cành bị đục. Sâu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sinh trưởng, ra hoa và năng suất của cây.

Biện pháp phòng trừ.

Điều khiển cây ra đọt non đồng loạt. Cắt đem tiêu hủy cành bị chết để diệt nhộng.

Dùng bẫy đèn bắt bướm. Dùng vợt bắt vào sáng sớm. Tiêm vào lổ những loại thuốc có tính xông hơi mạnh.

1.7. Câu cấu xanh lớn (Hypomeces squamesus)

Đặc điểm gây hại

Sâu non (ấu trùng) màu vàng nhạt sống trong đất bằng cách đục phá rễ và gốc cây.

Làm nhộng trong đất. Bọ trưởng thành cắn gặm lá già chừa gân lá lại, đôi khi ăn trụi cả lá non, ắn đứt chồi non và rụng hoa nếu mật số cao. Bọ lớn ban ngày ẩn trong tán lá hoặc dưới đất, đẻ trứng rãi rác từng quả trên mặt đất quanh gốc cây, sâu non sống trong đất, ăn chất hữu cơ mục nát hoặc rễ cây. Hóa nhộng trong đất.

Biện pháp phòng trừ.

Thăm vườn, dùng tay hoặc vợt bắt bọ lớn khi chúng phát sinh nhiều.

Vệ sinh vườn thường xuyên, phát quang quanh vườn.

Đối với xoài: Ở vườn thường bị hại nên dùng các loại thuốc hạt rải quanh gốc cây 1-2 lần một năm vào đầu và cuối mùa mưa.Phun thuốc khi sâu phát sinh nhiều bằng các thuốc trừ sâu có hoạt chất Emamectin… lưu ý các thời điểm vào đầu và cuối mùa mưa.

Các loại thuốc có thể diệt được câu cấu có hoạt chất Lamda-Cyhalothrin, Profenofos hay các hỗn hợp (Lamda-Cyhalothrin +Thiamethoxam), (Profenofos + Cypermethrin)

1.8. Bọ trĩ, lù bạch

Đặc điểm gây hại

Cả trưởng thành và ấu trùng đều tập trung ở bộ phận non của cây để chích hút nhựa. Trên lá non, làm lá thâm đen và cong queo, mép lá cụp xuống, trên trái tạo thành vùng da cám xung quanh cuống trái và tạo vết thương giúp vi khuẩn xâm nhập gây bệnh xì mủ trái, gây hại nặng có thể làm cho cả hoa xoài cháy khô.

Biện pháp phòng trừ.

Dùng vòi nước áp lực cao phun phía dưới mặt lá.

Dùng dầu khoáng DS 98.8 EC + Chess 50WG phun lúc cây ra đọt và lá non giúp ngừa được cả rầy bông xoài và sâu đục đọt xoài, không phun dầu khoáng giai đoạn hoa đang nở.

Phun đồng loạt trên khu vực rộng sẽ có hiệu quả cao hơn.

II. BỆNH HẠI TRÊN XOÀI.

2.1. Bệnh đốm đen

Nguyên nhân gây bệnh

Do vi khuẩn Xanthomonas campestris p Mangiferaindicae gây ra.

Triệu chứng bệnh Bệnh xảy ra trên lá, trái và chồi non. Đầu tiên những đốm bệnh có màu nâu đen nhỏ xuất hiện trên lá, trái, sau đó chúng lớn dần lên, các vết bệnh có thể nối liền lại và trở thành những vết loét lớn hình dạng bất định và cuối cùng tạo thành một vùng trũng xuống so với bề mặt lá.

Những vết bệnh trên những chồi non và trái thường là vết nứt dọc, màu nâu đen. Nếu bệnh xảy ra trên cây non trong vườn ươm, khả năng lây lan của bệnh rất nhanh chóng và làm cho chết cây.

Biện pháp phòng trừ

Vệ sinh vườn sạch sẽ, thoáng mát, tránh ẩm độ cao tạo điều kiện cho bệnh phát triển

Hạn chế việc gây thương tích cho cây, đặc biệt là trong mùa mưa để ngăn chặn sự xâm nhiễm của vi khuẩn gây bệnh vào trong cây.

Phun thuốc BVTV ngay khi thấy bệnh bắt đầu xuất hiện, đặc biệt chú ý sau các trận mưa bão lớn.

2.2. Bệnh thán thư

Nguyên nhân gây bệnh

Do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra.

Triệu chứng bệnh

Bệnh làm thối đen hoa, rụng hoa, thối đen trên quả. Trên lá non, vết bệnh ban đầu như mũi kim màu xanh đậm, sau chuyển nâu, to dần, ở giữa bị khô và rách, có thể làm lá bị biến dạng.

Hoa, trái non bị đen sau đó khô và rụng.

Trái lớn có những vết đen lõm tạo thành những vòng đồng tâm.

Biện pháp phòng trừ

Tạo thông thoáng cho vườn (mật độ cây trồng hợp lý, tỉa cành tạo tán). Cắt tỉa và tiêu hủy các lá, cành, trái bị bệnh.

Không trồng quá dày dễ tạo độ ẩm cao tạo điều kiện cho bệnh lan rông.

Không nên tưới lên tán cây khi cây bị bệnh.

Dùng Revus Opti 440SC hay các hoạt chất Metalaxyl…lưu ý phun từ khi nhú đọt non đến nở nhụy; thời điểm đậu trái và 2 tuần trước thu hoạch.

2.3. Bệnh phấn trắng

Nguyên nhân gây bệnh

Do nấm Oidium mangiferae gây ra.

Triệu chứng bệnh

Xâm nhiễm và gây hại lá, hoa, quả, đặc biệt là hoa và chùm hoa.

Nấm bệnh phát triển tạo thành lớp phấn trắng trên lá non, phát hoa và trái non. Bệnh thường phát triển từ ngọn của phát hoa, lan dần đến cuống hoa, trái non, lá non và cành.

Thường hoa bị nhiễm bệnh trước khi thụ phấn và trái bị nhiễm bệnh sẽ bị biến dạng, méo mó, nhạt màu, bị khô và rụng sớm.

Biện pháp phòng trừ.

Cắt tỉa cành tạo tán cho cây phát triển mạnh tránh tạo cơ hội cho bệnh phát triển, cung cấp phân bón đầy đủ.

Thăm vườn thường xuyên để sớm phát hiện bệnh trong giai đoạn cây ra bông, đậu trái non.Có thể bao trái sau khi rụng sinh lý.

Dùng thuốc các hoạt chất Metalaxyl hay hỗn hợp (Mandipropamid + Chlorothalonil)

2.4. Bệnh nấm hồng

Nguyên nhân gây bệnh

Do nấm Corticium salmonicolor gây ra

Triệu chứng bệnh

Bệnh gây hại trên thân, cành, nhánh. Đầu tiên, trên mặt vỏ thân hay nhánh có tơ nấm trắng, sau đó tạo thành những mảng màu hồng.

Đôi khi không thấy mảng màu hồng mà chỉ thấy các gai nấm màu hồng phát triển từ các vết ở vỏ thân hay nhánh.Khi nấm tấn công làm cho nhánh và thân bị mất dinh dưỡng, bệnh nặng làm nhánh khô và chết.

Biện pháp phòng trừ.

Nên trồng cây với khoảng cách hợp lý, tỉa bớt cành lá vô hiệu để tránh che rợp.

Cắt bỏ và tiêu hủy các nhánh nhiễm bệnhPhun luân phiên các loại thuốc có hoạt chất (Mandipropamid + Chlorothalonil)

2.5. Bệnh khô đọt thối trái

Nguyên nhân gây bệnh

Do nấm Diplodia natalensis gây ra.

Triệu chứng bệnh

Bệnh phá hại trên cành, lá, trái. Cành non xuất hiện đốm sậm màu lan dần lên lá. Lá cũng bị biến sang màu nâu, bìa lá cuốn lên trên.

Trên trái, bệnh tấn công vào giai đoạn thu hoạch và tồn trữ, làm thịt trái bị chai sượng, bên trong thịt trái ta thấy những sọc đen chạy dọc theo trái. Vùng vỏ quanh cuống trái bị úng sậm màu, sau đó lan rộng thành vùng đen tròn, sau 2-3 ngày có thể gây thối trái.

Biện pháp phòng trừ.

Khi thu hoạch nên để cuống trái khoảng 5cm, không làm xay xát trái khi thu hoạch cũng như lúc vận chuyển.

Không thu hoạch trái lúc sáng sớm hoặc sau mưa.Tỉa cành kế hợp tỉa các bộ phận bị bệnh và tiêu hủy, hạn chế sự lây lan của nguồn bệnh trên vườn.

Chọn mắt ghép sạch bệnh để tránh lây lan bệnh cho cây con. Dùng Bordeaux phun định kỳ lúc phát hiện bệnh. Ở trái có thể nhúng vào dung dịch hàn the (borax) pha loãng ở nồng độ 0,06%.

Phun phòng khi cây ra đọt non bằng các loại thuốc có hoạt chất: (Mandipropamide + Chlorothaloni.

2.6. Bệnh xì mủ trái

Nguyên nhân gây bệnh

Do vi khuẩn Xanthomonas campestris pv. Mangiferae gây ra.

Triệu chứng bệnh

Bệnh này có thể gây hại cả trái và lá xoài. Trên trái, có nhiều vết nứt ngả màu đen, có mủ rịn ra mang theo vi khuẩn.

Trên lá, tạo ra các đốm đen có hình dạng bất định, tâm hơi xám, viền đen hơi gồ lên.

Vi khuẩn lây lan qua đường nước nên trong mùa mưa là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển.

Biện pháp phòng trừ

Phải sử dụng bao trái.

Không nên phun nước lên lá xoài khi cây bị bệnh để tránh lây lan bệnh ra cả vườn.

Bảo tồn thiên địch để hạn chế nhện đỏ và bù lạch.Khi cần thiết có thể phun phòng bằng các loại thuốc gốc đồng.

Chúc bà con có vụ mùa bội thu!!!

Viết bình luận của bạn:

Bài viết liên quan