Sâu bệnh hại và biện pháp phòng trừ trên cây chuối

CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN GIỐNG CÂY TRỒNG VÀ HẠ TẦNG CẢNH QUAN HÀ HÙNG 03/06/2021
Sâu bệnh hại và biện pháp phòng trừ trên cây chuối

 

I. SÂU HẠI TRÊN CÂY.

1.1. Sâu đục thân chuối.

Đặc điểm gây hại

Sâu đục vào bên trong thân cây chuối và gặm nhấm phần thịt bên trong để làm thức ăn. Khi bị sâu đục thân tấn công, thân cây sẽ bị rỗng, thối.

Cây chuối còi cọc,trái nhỏ, lá bị rủ xuống và héo, có khi cả khóm chuối bị chết rủ, buồng chuối dễ bị gãy, cây chuối dễ bị đổ ngã. 

Nguyên nhân gây bệnh

 Do sâu đục thân Cosmopolites sordidus gây ra. Chúng thuộc họ vòi voi Curculionidae, bọ cánh cứng Coleoptera.

Biện pháp phòng trừ.

Trước khi trồng cần cắt bỏ những bẹ, những cuống lá bị thối, thu gom tất cả những bộ phận cắt bỏ này đem thân hoặc tiêu hủy. Ngâm cây giống vào dung dịch nước thuốc Basudin hoặc Furadan theo nồng độ khuyến cáo của nhà sản xuất để diệt sâu

 Không lấy giống ở những vườn chuối đang bị sâu gây hại.

 Tránh chất đóng giống chuối qua đêm trước khi đem trồng.

Thường xuyên thu gom những bẹ lá, cuống lá đã bị thối, bị khô, dọn sạch lá già, lá khô, cỏ rác trong vườn. Định kỳ tỉa bỏ những cây con dư thừa… tạo cho vườn chuối luôn được thông thoáng

Sau khi thu hoạch buồng cần phải chặt bỏ sát gốc, đào bỏ hết cả phần củ rồi đưa ra khỏi vườn tiêu hủy.

Khi cần áp dụng thuốc BVTV, bà con có thể dùng một số loại thuốc trừ sâu dạng hột để rải xung quang gốc chuối như Furadan, Padan, Basudin, Regent.

1.2. Rầy mềm

Đặc điểm gây hại

 Cây chuối lá mộc thành bó, lá mọc thẳng cuống ngắn,lá dễ rách. Khi bị nặng bụi chuối lùn hẳn, không có trái, nếu có thì trái cũng không chín.

Rầy mềm hút dịch cây, có khả năng truyền bệnh khảm cho cây, chất tiết của rầy thu hút nấm bồ hóng tấn công gây ảnh hưởng đến năng suất, chất lương quả.

Nguyên nhân gây bệnh

Do loại rầy mềm Pentalonia nigronervosa gây ra. Rầy có kích thước rất nhỏ, dài khoảng 1mm, màu nâu đen.

Biện pháp phòng trừ.

Dọn sạch cỏ trong vườn, bón phân hợp lý cho cây.

Phát hiện bệnh sớm để kịp thời loại cây bị bệnh ra khỏi vườn.

Sử dụng thiện địch như bọ rùa, dòi ăn thịt, kiến, nhện, ong ký sinh…

Nếu bị nhiểm nhiều năm thì có thể phun thuốc như: Actara, Sherpa, Polytin, Trebon…

1.3. Rệp chuối

Đặc điểm gây hại.

Rệp gây hại bằng cách chích hút nhựa ở các nơi chúng tập trung, gây ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây chuối.

Chất thải của chúng chính là điều kiện thuận lợi cho nấm bồ hóng phát triển. Rệp cũng chính là tác nhân làm lây lan bệnh chùn đọt chuối

Biện pháp phòng trừ.

Khi rệp lây lan trên quy mô rộng, bà con cần phun thuốc đều lên cả lá, thân và gốc chuối để diệt trừ tận gốc dịch hại. Một số loại thuốc bà con có thể sử dụng là: Sherpa, Pyrinex, Fenbis, Sago super,

II. BỆNH HẠI TRÊN CÂY.

2.1. Bệnh đốm lá hại cây.

Nguyên nhân gây bệnh

Do loài vi khuẩn mang tên Hycospha erellafyensis var difformis gây ra.

Thời tiết nóng nhiệt độ từ 25-300C, ẩm độ trên 75% là điều kiện cho vi khuẩn sinh trưởng mạnh.

Triệu chứng bệnh

Vết bệnh xuất hiện đầu tiên là chấm nhỏ xanh vàng, sau chuyển sang màu nâu. Vết bệnh kéo dài lan rộng thành đốm hình bầu dục dài, giữa vết bệnh có màu xám tro.

Biện pháp phòng trừ.

Thường xuyên loại bỏ những lá héo mắc bệnh và mang đi tiêu hủy ngay.

Thời gian từ tháng 5 - 10 thời tiết nóng và ẩm thì khoảng 2 tuần phun thuốc một lần, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thì khoảng 3 - 4 tuần phun thuốc một lần. Dùng thuốc Mancozeb 80% dạng bột hút ẩm hoặc polyram-M, thuốc Dithane M45 và Dithane M22.

2.2. Bệnh thán thư

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh thán thư do nấm Colletotrichum sp gây ra.

Thời tiết nắng nóng, nhiệt độ cao, lượng mưa ít tạo điều kiện cho nấm thán thư phát triển mạnh và gây hại.

Triệu chứng bệnh

Mặt dưới mép lá xuất hiện những đốm màu thâm to bằng cái cúc áo, sau đó chuyển sang cháy khô loang rộng cùng viền vàng. Nữa ngọn cậng bị thối ướt màu nâu, nữa còn lại dầy hạt những đốm đen ở mé lưng và cũng thối dần. Kết quả cả tàu lá bị gãy teo khô, thân chuối thối đen.

Biện pháp phòng trừ

Thực hiện dọn vệ sinh, cắt xén các loại cỏ dại và các tàu lá già chết khô hoặc do bệnh hại, thu gom và tiêu hủy ở nơi xa vườn.

Khi có tới 3% số cây mắc bệnh, cần tạm dừng bón phân thúc. Dùng ngay một trong hai loại thuốc Score 250 EC, Carbenzim 500FL và chất bám dính HPC, phun luân phiên theo chu kỳ 2 ngày 1 lần. liều lượng 10ml Score250EC hoặc 30ml Carbenzim 500FL pha chung với 20ml chất bám dính HPC trong 16 lít nước phun đẩm đều cho 4 - 5 thước vườn.

1.3. Bệnh héo rũ Panama

Nguyên nhân gây bệnh

Đây là một trong những bệnh rất phổ biến và gây hại nghiêm trọng đến năng suất của chuối.

Bệnh do nấm Fusarium gây ra.  Nấm bệnh xâm nhập chủ yếu qua chóp rễ hoặc qua vết thương ở rễ. Sau khi xâm nhập, nấm sẽ phát triển trong mạch mọc làm cho cây bị vàng héo.

Triệu chứng bệnh

Cây chuối bị nhiễm bệnh Panama thường có hiện tượng vàng từ lá già lên các lá non. Triệu chứng vàng phát triển từ bìa lá và lan vào hướng gân lá. Lá bị bệnh thường héo, cuống gãy và lá treo trên thân giả, đôi khi cuống lá cũng bị gãy ở phần giữa phiến lá.

Bệnh làm cây bị chết nhưng thân không ngã đổ. Các bẹ ngoài bị nứt dọc, các chồi con vẫn phát triển xung quanh nhưng sau đó cũng bị héo rụi. Cắt ngang thân giả sẽ thấy các bó mạch có màu nâu vàng, cắt ngang thân thật (củ chuối) các mạch có màu đỏ nâu và bốc mùi hôi.

Biện pháp phòng trừ.

 Thường xuyên kiểm tra và vệ sinh vườn sạch sẽ, cắt bỏ những lá bệnh đem đốt, thoát nước tốt. Phun đồng xanh để rửa sạch nấm khuẩn trong vườn (vào mùa mưa thì 15-20 ngày phun 1 lần).

 Chọn đất có độ pH hơi kiềm để trồng chuối.

Không dùng chuối con ở các vườn bị bệnh làm giống. Gọt sạch rễ và đất ở gốc, bón vôi vào hố trước khi trồng.

Nếu vườn chuyên canh chuối mà bị bệnh nặng nên ngưng canh tác. Cho ngập nước từ 2-3 tháng để diệt mầm bệnh.

Sử dụng bộ sản phẩm nấm đối kháng tưới gốc để phòng và diệt trừ tận gốc nấm bệnh có trong đất. Đối với phòng bệnh pha 400 lít nước và 200 lít cho chữa bệnh.

1.4. Bệnh chùn đọt chuối

Nguyên nhân gây bệnh

 Do virus bunchy top gây nên. Rệp chính là tác nhân chính lây truyền bệnh chùn đọt ở cây chuối. Vào vụ xuân hè, khi chuối bước vào gian đoạn sinh trưởng mạnh thì cũng là lúc rệp thường phát sinh với mật độ lớn.

Triệu chứng bệnh

Cây bị bệnh lá mọc chụm lại ở ngọn thân giả, lá nhỏ, bìa bị vàng, mép lá uốn cong, cuống lá ngắn lại. Trên phiến lá có các sọc xanh lợt chạy song song với các gân phụ.

Lá sẽ mọc chụm lại ở phần ngọn trên thân giả. Lá chuối nhỏ, mép lá bị uốn cong, cuống ngắn và lá chuyển màu vàng. Đặc biệt, trên phiến lá sẽ xuất hiện các sọc xanh lợt chạy song song với các gân phụ.

Bên cạnh đó, trong một bụi chuối thì cây con sinh trưởng kém và lụi dần, còn cây lớn thì không ra buồng hoặc ra buồng ngang với thân giả.

Biện pháp phòng trừ

Cần thường xuyên kiểm tra vườn để sớm phát hiện ra cây bị bệnh. Ngay khi phát hiện ra cây có dấu hiệu thì phải chặt bỏ, bứng gốc cây rồi đưa ra khỏi vườn, chôn sâu hoặc tiêu hủy để tránh lây bệnh sang các cây khác.

Vệ sinh sạch sẽ, dọn cỏ dại, cắt tỉa lá khô, lá già, cây con nếu vườn quá dày để vườn thông thoáng, giảm độ ẩm, đặc biệt vào mùa mưa.

 Luân canh với cây trồng khác. không lấy cây chuối con ở những khóm chuối, vườn chuối bị bệnh để làm giống trồng vụ sau.

Khi phát hiện có rệp thì nên dùng Bio Magic kết hợp Bio Neemakar để phun xịt, tiêu diệt rệp là tiêu diệt môi giới mang bệnh đi truyền cho cây.

Chúc bà con có vụ mùa bội thu!!!

 

 

 

 

 

Viết bình luận của bạn:

Bài viết liên quan