Sâu bệnh hại và biện pháp phòng trừ trên cây đinh lăng

CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN GIỐNG CÂY TRỒNG VÀ HẠ TẦNG CẢNH QUAN HÀ HÙNG 04/06/2021
Sâu bệnh hại và biện pháp phòng trừ trên cây đinh lăng

SÂU BỆNH HẠI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ TRÊN CÂY ĐINH LĂNG.

Giai đoạn cây mới trồng (năm đầu tiên): 

Thường bị rầy mềm, sâu ăn lá, ốc sên ăn vỏ, sâu xám cắt lá mầm xanh và ăn vỏ thân… nên cần được chú ý chăm sóc cẩn thận.

Người dân có thể diệt trừ bằng cách bắt thủ công vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát khi mật độ với thấp, sữ dụng thuốc trừ cho cây khi mật độ cao có thể phòng trừ bằng các thuốc trừ sâu có tính nội hấp, lưu dẫn. Loại bỏ trứng, sâu non, nhộng trên cây và trong vườn. Các cây chết phải được nhổ bỏ và thiêu hủy.

Phun định kỳ 1-2 tháng 1 lần. Ngoài ra có thể sử dụng các loại thuốc trừ sâu dạng bột khơi nhẹ đất quanh gốc và rải một ít thuốc để phòng trừ các loại sâu bệnh hại rễ, hại gốc như dế, ấu trùng ve sầu… Tiến hành kiểm tra vườn hàng ngày để phòng kiến hại chồi non. Nếu kiến xuất hiện phải tưới dầu hỏa quanh luống.

Một số loại thuốc trừ sâu được khuyến cáo nên sử dụng như: thuốc đơn TP-Pentin 18EC, Basudin 50EC, Shecpain 36EC, Gottoc 250EC hoặc phối hợp hai loại thuốc khác nhau: Diptere 80WP + Karate 2,5EC, Sevin 40% + Sherpa 25EC, Ganoi 95SP + Abamectin 36EC, Regent 800WG + Sokupi 0,36AS… Ngoài ra, có thể hoặc dùng thuốc sâu dạng hạt, bột ví dụ như: Basudin 10H, Vibasu 10G, Furadan 3G, Regent 3G…bằng cách trộn một phần thuốc cùng với 10 phần đất bột khô rắc xung quanh gốc cây. Sử dụng các thuốc sinh học như Biocin luân phiên với thuốc Sherpa, Sherzol, Secsaigon để phun cho cây.

Giai đoạn sau 2 năm trồng trở lên.

Bọ phấn đục nõn:

Đặc điểm gây hại: Bọ phấn màu đen, có vòi dài cứng. Con trưởng thành dài khoảng 1.2cm, bề ngang 0.3cm. Bọ làm lá hoặc nõn bị vàng úa rồi khô héo.

Biện pháp phòng trừ

- Biện pháp tự nhiên, sinh học:

+ Hút bọ phân bằng máy hút bụi cầm tay.

+ Cắt bỏ phần cây nhiễm bệnh đốt.

+ Dùng dung dịch xà phòng nước rữa chén pha với nước phương pháp này khó làm vì dung dịch này phải được thấm vào bông và khăn để lau mặt dưới lá cách 3-4 ngày nhắc lại nếu trời nắng sẽ gây cháy lá.

+ Sử dụng thiên địch.

+ Dùng bẫy bắt bọ, bọ bị thu hút bởi màu vàng, mua miếng giấy dính màu vàng lấy mật ong, keo dán dầu máy bôi lên tấm giấy. Cách này bẫy nhanh khô, bọ thường tập trung ở dưới lá nên đặt bẫy dưới lá để dễ bắt nhất, hàng ngày kiểm tra bẩy thấy nhiều bọ thì thay, bẩy này có thể làm chết các loại thiên địch có lợi.

+ Trồng cây có quan hệ cộng sinh: Cây sen cạn có quan hệ cộng sinh xua đuổi bọ phấn.

+  Dùng dầu neem: phun phòng trước khi chưa bị sâu bệnh hại hoặc phun định kỳ 1-2 lần/tuần, trộn 2 muỗng canh dầu neem với 4 lít nước thêm 2 muỗng xà phòng hòa rồi phun đều lên lá.

+ Sử dụng phân trùn quế bón phân trùn quế có khả năng xui đuổi bọ phấn trong vài tháng và là phân hữu cơ nhiều dinh dưỡng cho cây.

+ Dùng vật liệu phản xạ: sử dụng vật liệu có khả năng phản xạ lên mặt đất xung quanh gốc.

 Bệnh vàng lá sinh lý: do cây gặp phải điều kiện môi trường bất lợi như đất bạc màu, thiếu dinh dưỡng, thời tiết quá nóng, hoặc giao mùa giữa nắng và mưa, thiếu nước hay đất bị úng nước.

Nếu vàng lá do sinh lý, cần đánh rãnh thoát nước khi mưa nhiều, tưới nước khi trời nắng và bổ sung phân hữu cơ kết hợp với phân hóa học.

Bệnh thối rễ vàng lá do nấm Fusarium:

Nguyên nhân: môi trường ẩm ướt thuận lợi cho tuyến trùng sống trong đất. Tuyến trùng tấn công và tạo thành các bướu rễ. Các vết đục của tuyến trùng mở đường cho nấm Fusarium tấn công rễ, làm rễ non bị thối từng đoạn. Do rễ bị thối, không hút nước và các chất dinh dưỡng được nên lá bị vàng, rụng.

Biện pháp phòng trừ: Nếu rễ bị thối và có bướu rễ thì áp dụng biện pháp tổng hợp trên tuyến trùng và nấm Fusarium như bón vôi kết hợp nấm Trichoderma. Thuốc phòng bệnh được phun phủ lên toàn bộ bề mặt cây trồng (thân, lá, hoa, quả... trong một vài trường hợp phun thuốc cả hạt giống và đất gieo trồng), để vô hiệu hoá nấm bệnh khi chúng xuất hiện trên bề mặt cây trồng. Nhóm thuốc phòng bệnh như: Các hợp chất của đồng: Chlorothalonil; Mancozeb; Propineb...

Bệnh vàng lá chảy mủ do nấm Phytophthora:

Ban đầu vết bệnh làm cho vỏ của thân cây ở vùng gốc bị úng nước, thối nâu, sau đó khô, nứt dọc và chảy mủ, vỏ cây bong ra, phần gỗ nằm bên dưới chỗ bị bệnh bị thối nâu, vết bệnh cứ lan rộng dần ra xung quanh, lan xuống đến cả bộ rễ, làm cho bộ rễ ra ít rễ tơ, rễ ngắn, phần vỏ bị thối dễ tuột ra khỏi rễ (nhất là rễ con).

Do cây không hút được nước và dinh dưỡng nên lá bị vàng và rụng dần, lá non không ra được, các tược và cả nhánh lớn bị chết dần, cây xơ xác, nếu kéo dài sẽ làm chết cây.

Có thể trị bằng thuốc: Aliette, Eddy, Alphamil, Treppach-Bul, Mexyz, Alpine

Bệnh lá vàng là do sự thiếu hụt chất khoáng và là do thiếu magiê, mangan hoặc sắt: Ta nhanh chóng sử dụng phân bón chất lỏng có chứa nguyên tố khoáng. Có thể dùng phân bón Miracid - tăng diệp lục tố, ngăn ngừa sự rụng lá, vàng lá, cải thiện đất có axit, kiềm, phèn mặn và bạc màu.

Chúc bà con thành công!!!

 

Viết bình luận của bạn:

Bài viết liên quan