Sâu bệnh hại và biện pháp phòng trừ trên cây đào

CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN GIỐNG CÂY TRỒNG VÀ HẠ TẦNG CẢNH QUAN HÀ HÙNG 04/06/2021
Sâu bệnh hại và biện pháp phòng trừ trên cây đào

 

I. SÂU HẠI TRÊN CÂY.

1.1. Sâu đục thân, đục cành, đục gốc

Đặc điểm gây hại

Sâu đục thân chính là sâu non của con xén tóc. Sâu non sau khi nở thì đục thân, tạo thành những đường đục và chui vào lớp vỏ gỗ để phá hoại. Cứ cách một đoạn sâu lại đục một lỗ để thải chất thải ra ngoài. Khi quan sát thân cây, chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy cá lỗ đục do sâu gây ra.

Bên cạnh đó, sâu còn đục cả những rễ làm cho cây héo toàn bộ, rụng lá và có thể làm chết cây.

Biện pháp phòng trừ

Với sâu trưởng thành: Dùng vợt hoặc bắt bằng tay đối với cả 3 loại xén tóc trong thời gian con trưởng thành vũ hoá và đẻ trứng từ tháng 4 đến tháng 6 dương lịch.

Với sâu non: Diệt sâu non bằng cách cắt hoặc bẻ cành non bị héo (đối với sâu đục cành) vào các tháng 5, 6, 7. 

Đối với phương pháp hóa học, bà con có thể sử dụng một số loại thuốc như Dipterec, Sherpa 25EC, Bi 5850EC  để trừ sâu đục cành ở đào cảnh

1.2. Rệp hại đào

Đặc điểm gây hại

Rệp làm cho lá đào vàng và cuộn lại. Rệp dài khoảng 2mm, đầu và ngực màu đen, lưng đốm đen, bụng màu xanh hoặc vàng hoặc nâu đỏ. Mỗi năm rệp sinh sản 10 lứa, qua đông bằng trứng, sang xuân bắt đầu nở và gây hại chồi non. Tháng 5 gây hại mạnh nhất. Tháng 6-7 rệp mọc cánh và bay sang cây khác để gây hại.

Sống tập trung ở một số bộ phận của cây như ngọn non, cuống lá, mặt dưới lá. Chúng làm cây sinh trưởng và phát triển kém vì bị chích hút. Từ đó, cây đào sẽ trở nên cằn cỗi, khô héo dần rồi rụng lá và hoa.

Rệp muội còn là thức ăn và môi trường sống của nấm bồ hóng, làm một số bộ phận của cây đào bị nấm bám đen, gây thêm bệnh ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cây

Biện pháp phòng trừ rệp

Cắt bỏ những cành bị sâu bệnh, cành già, dọn sạch cỏ, lá cây rụng trong vườn, làm cho vườn cây thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi cho cây sinh trưởng phát triển tốt, hạn chế rệp và sâu bệnh xâm nhập phát sinh gây hại.

Mùa nắng dùng vòi phun nước vào chỗ có nhiều rệp đeo bám để tẩy rửa bớt rệp, tăng ẩm độ trên cây.

Khi rệp phát sinh và lây lan rộng, bà con nên sử dụng thuốc BVTV để tiêu diệt chúng càng sớm càng tốt. Một số loại thuốc bà con có thể dùng là: Cori 23EC, Mospilan 3EC, Mospilan 20 SP.

1.3. Nhện đỏ

Đặc điểm gây hại

Nhện đỏ gây hại trên đào bằng cách đều ăn biểu bì và chích hút mô dịch của lá cây, khiến lá chuyển từ màu xanh sang màu vàng. Chúng ta cũng có thể dễ dàng nhìn thấy lớp tơ mỏng như những vết trắng lấm tấm của nhện ở mặt dưới lá.

Khi nhện đỏ phát triển với số lượng lớn, chúng sẽ tấn công cả cành non cả cành non, làm cành khô và chết.

Nhện cũng là tác nhân lây truyền virus cho cây.

Biện pháp phòng trừ

Luôn tạo độ thông thoáng cho vườn. Thường xuyên kiểm tra bộ lá cây cảnh (nhất là những lá từ giai đoạn bánh tẻ trở đi) để phát hiện sớm và có biện pháp diệt trừ nhện kịp thời.

Bón phân dứt điểm thành từng đợt và phải bón cân đối giữa đạm, lân và kali. Nếu vườn bị nhện gây hại nhiều thì nên tăng cường bón thêm phân lân và kali.

+ Tỉa bỏ những cành, lá không cần thiết bên trong tán cây để tán cây luôn luôn được thông thoáng.

+  Tưới nước giữ ẩm cho cây trong mùa khô.

+  Vệ sinh đồng ruộng, hủy triệt để tàn dư cây trồng

+  Tưới phun với áp lực mạnh khi mật độ nhện cao.

Bảo vệ thiên địch của nhện như lù bạch, bọ rùa,..

Phun các thuốc có hỗn hợp hoạt chất (Chlorantraniliprole + Abamectin)…

II. BỆNH HẠI TRÊN CÂY

2.1. Nứt thân xì mủ trên cây.

Nguyên nhân gây bệnh

Có thể là do sương muối, sâu hại, đất chặt, trời rét. Một số loài sâu đục thân như xén tóc, cát đinh, nấm bệnh có thể gây ra hiện tượng chảy nhựa. Trong lớp vỏ cây sẽ xuất hiện các vết nứt, tinh bột bị dịch hóa và nhựa chảy ra không ngừng làm cây yếu. Bệnh thường xảy ra vào mùa sinh trưởng (mùa xuân+hè).

Triệu chứng bệnh

Bệnh nứt thân xì mủ thường gây hại chủ yếu trên thân cành, đặc biệt là những vị trí phân nhánh.

Khi cây bị nhiễm bệnh, vỏ cây sẽ bị nứt ra. Từ vết nứt đó chẩy nhựa vàng trong suốt. Ngày qua ngày, nhựa sẽ chuyển thành màu nâu đỏ, vết bệnh sẽ lồi lên. Ngoài ra, lá cũng chuyển màu vàng.

Nếu không được chữa trị kịp thời, cây có thể sẽ bị chết khô.

Biện pháp phòng trừ

Không trồng đào nơi đất quá chặt. Nếu bắt buộc trồng trên đất thịt cần bón phân hữu cơ.

Quét vôi gốc cây đề phòng sâu hại. Khi trời sương muối và nắng cháy cần có biện pháp che chắn cho cây.

Đối với cây bị bệnh, quét hợp chất lưu huỳnh + vôi 5oBe sau đó quét luyn lên vết thương.

Bà con có thể sử dụng một số loại thuốc như Bio Fugi hay Aliette 80WP để phòng trừ bệnh nứt thân xì mủ cho cây đào

2.2. Bệnh xoăn lá

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh do nấm túi ngoài (Taphrina deformans Berk. Tul.) thuộc bộ túi ngoài lớp nấm túi nửa gây ra.

Tầng bột màu trắng phủ lên mặt lá là tầng túi. Nhiệt độ thích hợp để nấm bệnh phát triển là 20oC. Nấm bệnh qua đông trên vỏ cây, vẩy chồi và vết nứt của chồi.

Bệnh phát sinh mạnh vào tháng 4-6. Khi trời nắng gắt nấm bệnh ngừng hoạt động.

Triệu chứng bệnh

Khi bị nhiễm bệnh, lá đào sẽ chuyển sang màu xanh xám một phần hoặc toàn bộ và ngày càng dày lên. Sau đó, những phần dày này lại bị biến dạng, xoăn vào biến thành màu đỏ. Bên cạnh đó, trên mặt lá cũng bị bao phủ bởi  một lớp bột trắng xám. Kết quả là lá biến thành màu nâu, khô và rụng. Khi bị bệnh nặng, cây có thể sẽ bị chết.

Biện pháp phòng trừ

Phun thuốc hợp chất lưu huỳnh+vôi loãng 3-5oBe vào đầu mùa xuân, phun liên tục 2-3 lần cách nhau 7-10 ngày.

Thu hái lá bệnh và đốt để giảm nguồn lây.

Không bón phân chưa hoai.

2.3. Bệnh thủng lá đào

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh do vi khuẩn Xanthomonas pruni Dowson thuộc lớp vi khuẩn thật, bộ vi khuẩn đơn bào giả gây ra. Nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển là 24oC – 28oC. Bệnh lây lan nhờ nước và gió. Những cây đào yếu, thoát nước kém không thoáng gió thường bị bệnh rất nặng.

Triệu chứng bệnh

Ban đầu xuất hiện các đốm nhỏ, sau lan rộng, xung quanh đốm có viền màu xanh vàng, về sau đốm bệnh khô, mép nứt ra và rụng xuống tạo thành các vết thủng.

Biện pháp phòng trừ

Nên bón phân hữu cơ, tránh bón phân nhiều đạm.

Tỉa cành thông thoáng, loại bỏ cành bệnh, trồng đào nơi thoáng gió và thoát nước tốt.

Không nên trồng xen lẫn giữa lê và đào vì có thể lây nhiễm lẫn nhau.

Khi bị bệnh, phun thuốc lưu huỳnh + vôi 3-5oBe hoặc phun Sunfat kẽm 1 phần +vôi 4 phần + nước 240 phần hoặc phun Zineb 0,2%.

Chúc bà con thành công!!!

 

 

 

 

 

 

 

 

Viết bình luận của bạn:

Bài viết liên quan