I. SÂU HẠI TRÊN CÂY.
1.1. Sâu xén tóc Aristobia approximater
Đặc điểm gây hại: thuộc Họ xén tóc Ceramycidae. Bộ cánh cứng Coleoptera.. Những cây bạch đàn ở 2 - 4 tuổi (có đường kính từ 2 - 10cm) thường bị hại nặng. Cây trở lên còi cọc, nhựa chảy kèm theo phân sâu đùn ra xung quanh vết đục.
Biện pháp phòng trừ
Điều tra theo dõi thời kỳ vũ hóa của sâu xén tóc để có biện pháp xử lý, những xử lý có thể theo các hướng sau: ¾ Bẫy đèn. ¾ Mồi nhử bắt sâu trưởng thành trong giai đoạn ăn bổ sung. ¾ Phun thuốc diệt trừ sâu trưởng thành.
Chặt bỏ những cây đang bị sâu phá hại và ngâm nước để hạn chế số lượng sâu hại.
Nghiên cứu tuyển chọn những loài và xuất xứ có tính chống chịu loài sâu này.
Thay bạch đàn trồng trên líp bằng các loài cây khác như tram
1.2. Các loài mối thuốc giống Odontotermes (Odontotermes spp.)
Đặc điểm gây hại
Các loài mối phá hại bạch đàn thường gặp ở rừng mới trồng và gây ra những thiệt hại đáng kể cho một số lâm trường và các hộ trồng rừng.
Chúng thường xuất hiện nhiều và gây hại tại các khu vực chưa được vệ sinh tốt trước khi trồng rừng, hoặc những nơi đã có tổ mối và có điều kiện để chúng phát triển như gốc, cành cây đã khai thác còn lại tại hiện trường.
Biện pháp phòng trừ:
Vệ sinh tốt hiện trường trước khi trồng, những cành, gốc khô còn lại trên hiện trường phải dọn hết.
Đặt bẫy nhử mồi tại khu vực mới trồng bạch đàn, thường xuyên kiểm tra bẫy và diệt trừ bằng thuốc chống mối (kiểu lây truyền) khi thấy nhiều mối trong các bẫy nhử.
Hiện nay việc phòng trừ sâu hại nói chung đều dựa trên nguyên tắc quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), tuy nhiên tùy từng loài sâu hại mà có những cách tiếp cận và sử dụng các biện pháp kỹ thuật một cách hợp lý, có hiệu quả, bảo vệ được môi trường và làm bền vững tài nguyên rừng. Những giải pháp nhằm hạn chế những thiệt hại gây ra bao gồm:
Sử dụng phương thức trồng hỗn giao để hạn chế sự lây lan và phát triển của sâu hại.
Bảo vệ cây dưới tán tạo điều kiện cho các loài ký sinh thiên địch phát triển.
Sử dụng thuốc trừ sâu thảo mộc và các chế phẩm sinh học trừ sâu và hạn chế sử dụng thuốc hóa học.
Chọn lập địa thích hợp đối với từng loài và xuất xứ cây để hạn chế sâu.
Chọn các loài và xuất xứ bạch đàn chống chịu sâu hại
II. BỆNH HẠI TRÊN CÂY
2.1. Bệnh cháy lá
Nguyên nhân gây bệnh
Do nấm Cylindrocladium quinqueseptatum gây ra, bệnh rất nghiêm trọng đối với các loài bạch đàn ở miền Trung và miền Nam Việt Nam và cũng có một vài ghi nhận sự xuất hiện của loài nấm này ở miền Bắc.
Triệu chứng bệnh: Các lá bị nhiễm bệnh có các vùng bị biến màu, thường là màu nâu hoặc xám, xung quanh mép của tổ chức bị bệnh thường có vết mờ. Những diện tích này phát triển rộng sau đó ngả màu nâu, lá bị chết và rụng. Có thể nhìn thấy sợi nấm màu trắng và khối bào tử nấm trên lá và chồi bị nhiễm bệnh bằng kính lúp cầm tay. Nếu cây bị nhiễm bệnh liên tục ngọn cây và tán lá bị biến dạng. Bệnh xuất hiện hàng năm từ tháng 9 (gần cuối mùa mưa) và làm rụng lá, chết các cành non.
Biện pháp phòng trừ:
Việc phòng trừ bệnh này bằng thuốc hóa học cho đến nay không thu được kết quả.
Kết quả phòng trừ và giảm thiểu sự thiệt hại do bệnh gây nên tối ưu nhất là tuyển chọn các xuất xứ, các dòng có khả năng chống chịu bệnh cao bằng việc xây dựng các khu khảo nghiệm xuất xứ và gây bệnh nhân tạo trong điều kiện nhà kính, vườn ươm.
Kết quả tuyển chọn các xuất xứ kháng bệnh từ 11 khu khảo nghiệm cho thấy các xuất xứ: Katherin, Morehead River, Kennedy River, Mt.Carbine và một số gia đình thuộc xuất xứ Petford có tính kháng bệnh và đạt được mức tăng trưởng hàng năm cao.
Không nên kinh doanh rừng bạch đàn chồi ở những vùng nhiễm bệnh nặng.
Không trồng các xuất xứ có tính mẫn cảm với bệnh trên các lập địa có lượng mưa hàng năm trên 1800mm và nhiệt độ trung bình năm trên 22oC.
2.2. Bệnh khô cành ngọn và đốm lá
Nguyên nhân gây bệnh: do nấm Cryptosporiopsis eucalypti Loài nấm này phân bố rộng rãi trên các loài bạch đàn ở các vùng Đông Nam châu á, úc, ấn Độ và Nam Mỹ, tuy nhiên mới chỉ được mô tả gần đây.
Triệu chứng bệnh: đốm lá, khô cành ngọn và loét thân. Những đốm bệnh rải rác trên lá và có hình dạng bất định, thường là màu nâu tối. ở một vài cây, đặc biệt ở những lá già, vùng bị bệnh lớn có màu hơi đỏ, các mô bị nứt làm cho mặt lá gồ ghề. Đỉnh ngọn bị nhiễm bệnh biến dạng và chết sau đó sẽ hình thành nhiều đỉnh sinh trưởng. Những đỉnh sinh trưởng này cũng sẽ bị bệnh và làm tán lá bị bẹt lại, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng về chiều cao của cây. Những quả thể hình chén nhỏ hình thành trên mặt lá và chồi, xuất hiện nhiều trong thời kỳ bệnh và hình thành những giọt bào tử trong điều kiện ẩm. Bệnh xuất hiện hàng năm từ tháng 9 (gần cuối mùa mưa) và làm rụng lá, chết các cành non. Những cây bị bệnh nhẹ vẫn có thể nảy các chồi mới và lá mới tạo nên tán lá thưa hơn đã ảnh hưởng rõ rệt đến sức sinh trưởng của cây
Biện pháp phòng trừ:
Việc phòng trừ bệnh này bằng thuốc hóa học cho đến nay không thu được kết quả.
Kết quả phòng trừ và giảm thiểu sự thiệt hại do bệnh gây nên tối ưu nhất là tuyển chọn các xuất xứ và các dòng có khả năng chống chịu bệnh cao bằng việc xây dựng các khu khảo nghiệm xuất xứ và gây bệnh nhân tạo trong điều kiện nhà kính và vườn ươm.
Bạch đàn Eucalyptus brassiana có tính kháng bệnh cao, sinh trưởng trung bình, là loài cây có thể phát triển tốt ở những vùng có nguy cơ nhiễm bệnh cao.
Bạch đàn Eucalyptus pellita có tính kháng bệnh cao, sinh trưởng trung bình, là loài cây rất có triển vọng cho các vùng có nguy cơ nhiễm bệnh cao.
Kết quả tuyển chọn các xuất xứ kháng bệnh từ 11 khu khảo nghiệm cho thấy các xuất xứ: Kennedy Creek, Laura River và Kennedy River có tính kháng bệnh rõ rệt.
Không trồng các xuất xứ có tính mẫn cảm với bệnh trên các lục địa có lượng mưa hàng năm trên 1800mm và nhiệt độ trung bình năm 22oC.
2.3. Bệnh héo do vi khuẩn
Nguyên nhân gây bệnh
Là do vi khuẩn Ralstonia solanacearum gây ra
Triệu chứng bệnh: Những cây bị nhiễm vi khuẩn, ngọn chính của cây và cành ngả màu vàng, héo rũ và chết. Bệnh phát triển rất nhanh, cây chết sau 1 - 2 tháng từ khi cây bị nhiễm bệnh. Cắt dọc và ngang thân cây gỗ chuyển màu hơi đen.
Biện pháp phòng trừ:
Xử lý đất bằng thuốc diệt vi khuẩn trước khi trồng.
Không trồng các dòng bạch đàn Eucalyptus urophylla (dòng PN14) có tính mẫn cảm với bệnh cao.
Chúc bà con có cụ thu hoạch thành công!!!